VINAGREENCO
XUẤT KHẨU NỘI ĐỊA
The Fruit Republic (Hà Lan)
Les Verges Du Mékong (Pháp)
NPP MIỀN NAM
NPP MIỀN BẮC
2.4.3 Chính sách kênh phân phối
VGC hướng tới xây dựng chính sách kinh doanh cả về nội địa và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm, tạo ra chuỗi giá trị nông sản sạch đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thông qua các đối tác xuất nhập khẩu, các nhà phân phối, đại lý, siêu thị, người bán bn trong nước, tùy theo khu vực vị trí địa lý mà mỗi đại lý và nhà phân phối có những chính sách khách nhau, các yêu cầu ràng buộc khác nhau.
Đối với các công ty mua hàng trực tiếp từ VGC thì chính sách theo thỏa thuận từng đơn hàng. Ngồi chính sách mua hàng trực tiếp theo giá thỏa thuận thì VGC có hai chính sách bán hàng còn lại cho các đại lý nhà phân phối:
Chính sách 1: Áp dụng chiết khấu 15% cho các đại lý nhà phân phối
cấp 1 có khả năng quản lý thị trường và phân phối độc quyền một tỉnh thành, với doanh thu cam kết trên một tỷ đồng trên tháng
Chính sách 2: Áp dụng chiết khấu 10% cho các đại lý có chung thị
trường phân phối một tỉnh gồm 2-3 đại lý, với doanh thu cam kết trên năm trăm triệu đồng trên tháng.
Các trường hợp khác công ty sẽ bán hàng theo đơn đặt hàng từng khu vực mà áp dụng các hình thức khác nhau.
Riêng kênh phân phối đối với hệ thống kênh Siêu Thị hiện nay, mức áp dụng chính sách bán hàng chiết khấu là 6% - 8% và bán đứt đoạn theo giá thỏa thuận từng đơn đặt hàng.
2.4.4 Nhân lực quản lý hệ thống phân phối
Nguồn nhân lực quản trị kênh phân phối VGC được thiết kế theo chiều ngang và hổ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động, vì VGC là doanh nghiệp kinh doanh Nơng Sản Thực Phẩm, nên mơ hình quản lý kênh phân phối được kết hợp cả hệ thống không riêng một mặt hàng trái cây, nhưng phải đạt các tiêu chí cơng ty đề ra trong hoạt động quản lý kênh phân phối Bưởi năm roi và
biết cách lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường hàng quí, năm. Phân tích thị trường và phân khúc từng dịng sản phẩm kinh doanh, phân tích – đánh giá đối thủ cạnh tranh cùng ngành, hoạch định thị trường tiệm cận, thị trường tiềm năng và thị trường ngách, sau đó lựa chọn phương pháp tiếp cận thị trường theo từng phân khúc phù hợp, hoạch định chiến lược Marketing và đưa ra kế hoạch hành động, nhận định xu hướng thay đổi của thị trường và người tiêu dùng, thiết lập hệ thống quản lý phân phối chuẩn mực đối với ngành Nông Sản, triển khai kế hoạch hành động – kiểm tra – kiểm soát – đánh giá – nhận định kết quả kinh doanh. Ngoài nhân lực quản lý hệ thống kênh kinh doanh bên ngồi, VGC cịn tổ chức nguồn lực nhân sự để hổ trợ các chức năng liên quan đến việc quản lý kênh phân phối tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý kênh.
2.5 Sản lượng và doanh thu BNR cung cấp giai đoạn 2014-2017
2.5.1 Các biểu đồ so sánh sản lượng và doanh thu qua các năm
Bảng 2.1: Sản lượng và doanh thu từ 2014-2017
Năm 2014 TL % 2015 TL % 2016 TL % 2017 TL % Tổng
Sản lượng (kg) 2,198,504 - 3,540,557 61.0% 4,382,393 23.8% 3,793,408 -13.4% 13,914,863
Doanh thu (VND) 23,643,041,475 - 50,623,469,200 114.1% 74,276,806,050 46.7% 78,481,812,330 5.7% 227,025,129,057
So sánh tỷ lệ % cùng kỳ sản lượng và doanh thu từ 2014-2017
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VGC giai đoạn 2014 – 2017
Xem phụ lục các biểu đồ so sánh sản lượng, doanh thu qua các năm (từ hình 2.4 đến hình 2.15)