8. Tóm tắt phần mở đầu:
3.4 Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bài kết quả nghiên cứu định tính hệ thống phân phối bưởi năm roi của VGC, tác giả phân tích đặc điểm về kênh phân phối, nguồn lực quản trị kênh phân phối, đánh giá chung tổng quan về các mặt ưu điểm nhược điểm của hệ thống phân phối và hệ thống quan trị VGC hiện tại. Từ việc vận dụng lý thuyết, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống phát triển kênh phân phối trong nghiên cứu định tính. Sau khi phân tích cụ thể và tìm ra được các nhân tố có tác động đến việc phát triển hệ thống phân phối tác giả đề xuất mơ hình kênh phân phối mới phù hợp với thị trường phân phối Bưởi Năm Roi hiện nay và đưa ra các giải pháp có liên quan đến các nhân tố tác động, nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của VGC để cải thiện tình hình kinh doanh, các giải pháp được thực hiện một cách cụ thể thông qua các điều kiện thực hiện giải pháp từ đó đem đến kết quả trong hoạt động kênh doanh hệ thống kênh phân phối ngày càng phát triển ở vi mô lớn hơn.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị kênh phân phối, các mơ hình ứng dụng vào sự phát triển kênh phân phối, xây dựng hệ thống cấu trúc kênh trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty và kết quả phỏng vấn sâu để lấy ý kiến khách quan của các đại lý, nhà phân phối và nhóm chuyên gia trong ngành, tác giả đã rút ra được các nội dung cốt lõi của nghiên cứu quản trị hệ thống kênh như sau:
Kênh phân phối đóng vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của hầu hết tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển hệ thống bán hàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm tăng sản lượng và doanh thu đem về kết quả lợi nhuận như kế hoạch đề ra thì các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược về kênh, xây dựng hệ thống cấu trúc kênh hồn chỉnh thích nghi với sản phẩm, dịch vụ đặc thù với doanh nghiệp mình đang vận hành. Một hệ thống phân phối tốt là hệ thống có đa dạng các loại hình kênh phù hợp với thị trường đang hoạt động, hơn thế nữa là nguồn lực quản trị kênh luôn là vấn đề được xem xét và đào tạo nâng cao lực hoạt động hiệu quả là yếu tố không thể thiếu đối với một doanh nghiệp.
Từ nội dung phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả nhận định rằng vai trò của các thành viên trong hệ thống kênh phân phối và vai trò của doanh nghiệp phải luôn kết nối hết sức chặc chẽ và cùng nhau tạo ra giá trị gia tăng cho hệ thống kênh là điều rất cần thiết, để giữ vững thị phần và hiệu quả kinh doanh theo định hướng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng của kênh. Để vận dụng lý thuyết quản trị hệ thống kênh phân phối thông qua việc xây dựng mơ hình, cấu trúc, đào tạo, tuyển chọn lãnh đạo quản lý và nhân sự quản lý kênh phù hợp với năng lực thực tế, doanh nghiệp cần thiết lập ra một quy trình chuẩn mực nhằm hướng dẫn, chuyển giao theo nhóm, tập thể để phát huy hết nguồn lực sáng tạo đáp ứng nhu cầu về quản trị kênh phân phối. Mặt khác,
doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm ẩn thay thế từ đó doanh nghiệp thường xuyên khảo sát và phân tích các yếu tố tác động dẫn đến phát triển hoặc ảnh hưởng đến kênh phân phối mà mình đang phát triển, nhằm đưa ra các quyết định kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đạt mục tiêu đề ra.
Về thực trạng qua phỏng vấn các đại lý, nhà phân phối, các yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển kênh như: Giá cả, chất lượng, thương hiệu và mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh, chính sách doanh nghiệp áp dụng hệ thống kênh luôn là then chốt trả lời cho sự thành bại trong hoạt động quản trị kênh phân phối.
Mặt khác, yếu tố môi trường kinh doanh vẫn là tác nhân dẫn đến sự biến động về giá cả, cạnh tranh thị phần với các doanh nghiệp cùng ngành. Để khắc phục hiệu quả các yếu tố tác động được phân tích cụ thể qua nghiên cứu phỏng vấn doanh nghiệp cần thực hiện các mục điêu về chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược chiêu thị, truyền thông và quan trọng nhất là chiến lược hệ thống kênh phân phối, chính sách phân phối cho từng đối tượng trong hệ thống kênh.
Hạn chế:
Do thời gian có hạn và phạm vi ngiên cứu nhỏ trong khuôn khổ hệ thống kênh phân phối trong lĩnh vực sản phẩm Bưởi năm roi đối với thị trường trong nước tại các thành phố lớn. Dù tác giả đã rất cố gắng nhưng khơng thể hồn thiện hết các cở sở lý luận về phân phối cũng như nội dung nghiên cứu và phân tích sau khi khảo sát một cách hồn chỉnh, nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót về phân khúc thị trường và tập quán các vùng miền khác nhau, tác giả sẽ cố gắng khắc phục và cải thiện cho các nghiên cứu tiếp theo.
Kiến nghị:
Từ kết quả phân tích nghiên cứu của đề tài “Hồn thiện hệ thống kênh phân phối của Vinagreenco”. Tác giả đề nghị Hội Đồng Quản trị VGC có cái
nhìn tổng quan về kết quả nghiên cứu thực tiễn qua các yếu tố tác động đến hệ thống phân phối của VGC làm cho sản lượng kinh doanh của VGC sụt giảm đáng kể giai đoạn 2014-2017 và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả nhất theo các nội dung giải pháp đã nêu, chấn chỉnh xây dựng lại hệ thống cấu trúc kênh. Đề nghị áp dụng mơ hình kênh phân phối ở hình 3.2 như tác giả đề xuất nhằm cải thiện tình hình kinh doanh trong thời gian tới và thực thi các giải pháp đề ra trong luận văn, nhằm đạt được kết quả kinh doanh trong hệ thống kênh phân phối trong giai đoạn 2018-2022.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có điều kiện và thời gian cũng như về mặt tài chính, tác giả rất mong muốn được thực hiện ba đề tài có liên quan về Bưởi như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện chuỗi giá trị Bưởi Năm Roi – Bưởi Da Xanh trường hợp của Công Ty Cổ Phần Vinagreenco.
Đề tài 2: Xây dựng chiến lược Marketing nhận dạng thương hiệu Vinagreenco
Đề tài 3: Nghiên cứu xúc tiến thương mại xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bưởi Năm Roi – Bưởi Da Xanh sang thị trường các nước biên mậu khu vực Đông Nam Á.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Cao Xuân Đoàn, 2013. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị hệ thống kênh phân phối Vinaphone tại VNPT Bến Tre, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH KTHCM. Người hướng dẫn khoa học: Đinh Công Khải.
Đổ Đức Khả và cộng sự, 2014. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trái cây thông qua thương hiệu, hệ thống phân phối bán hàng và chất lượng sản phẩm”, đăng trên tạp chí phát triển KH&CN, Tập 17, số Q4-2014.
http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/bao-ho-chi-dan-dia- ly-binh-minh-cho-buoi-nam-roi/1428.html (cập nhật 13/3/2018) http://csvalue.net/kien-thuc-marketing-nganh-nong-nghiep (cập nhật 2/2/2018) http://danviet.vn/nha-nong/dac-san-buoi-nam-roi-vinh-long- 694886.html (cập nhật 13/3/2018) http://dkt.com.vn/tin-tuc/Internet-tac-dong-sau-sac-toi-nhieu-nganh- kinh-te-a479.html (cập nhật 28/3/2018) http://noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agnt DisplayContent)?OpenAgent&UNID=11FA792B064CE13047258202001E8D F0 (bộ khoa học và công nghệ cục sở hữu trí truệ Việt Nam, cập nhật 13/3/2018)
http://www.marketingchienluoc.com/marketing (cập nhật 3/2/2018) https://baomoi.com/vinh-long-buoi-nam-roi-duoc-cap-chi-dan-dia- ly/c/12185014.epi (cập nhật 13/3/2018)
https://www.vinhlong.gov.vn/ (cập nhật ngày 13/3/2018)
Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản nhà xuất bản tài chính (ấn bản lần 2).
Nguyễn Ngọc Phúc, 2013. Hồn thiện hoạt động kênh phân phối cơng ty nước giải khác Tân Hiệp Phát tại Việt Nam, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH KTHC. Người hướng dẫn khoa học: Hồ Tiến Dũng.
Philip Kotler and Kevin Lane Keller, 2013. Marketing Management. (dịch từ tiếng Anh). Nhóm dịch: Lại Hồng Vân và cộng sự. Nhà xuất bản lao động – xã hội.
Trần Thị Ngọc Trang và Trần Văn Thi, 2008. Quản trị kênh phân phối. Nhà xuất bản thống kê.
Trần Văn Kiều, 2010. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm giày dép của Công ty Biti’s trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, chuyên ngành thương mại, Trường ĐH KTHCM. Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Đông Phong.
Trương Đình Chiến, 2012. Quản trị kênh phân phối. Nhà xuất bản kinh tế đại học quốc dân (ấn bản lần 2)
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
David I.Gilliland and Daniel C.Bello, 2016. Two Sides to Attitudinal Commitment: The Effect of Calculative and Loyalty Commitment on Enforcement Mechanisms in Distribution Channels.
Gary L. Frazier, 1999.Or ganizing and Managing Channels of Distribution, Journal of the Academy of Marketing Science 1999; 27; 226. DOI: 10.1177/0092070399272007.
I.F. Wilkinson, 1973. Distribution channel management: power considerations, This article was firstpublished inInternational Journal of Physical Distribution, Vol. 4No. 1, 1973.
Sinan Zhang and Xuhong Deng, 2011. Fresh fruits and vegetables distribution system in China.
Teoman Duman Ph.D, 2013. Comparing the efficiency of distribution methods in home appliance industry, European Journal of Business and Social Sciences, Vol. 2, No.5 , pp 56-75, August 2013. URL: http://www.ejbss.com/recent.aspx, ISSN: 2235 -767X.
Turan Paksoy, Nimet Yapici Pehlivan, Cengiz Kahraman, 2012. Organizational strategy development in distribution channel management
using fuzzy AHP and hierarchical fuzzy TOPSIS, Expert Systems with Applications 39 (2012) 2822–2841.