6. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số địa phương
1.4.1. Bình Dương.
Năm 1997, tỉnh Bình Dương là địa phương “thường thường bậc trung” so với mặt bằng chung trong cả nước. Tuy nhiên, với chủ trương “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư, đón nhân tài” sau 15 năm, Bình Dương đã có những bước tiến vượt bậc, thu hút mạnh mẽ về đầu tư, thu ngân sách cao, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, bài bản… Một trong những chính sách để Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp là nhờ chính sách thu hút đầu tư, nguồn
nhân lực thơng thống. Thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND, ngày 21-12-2011, về quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo quyết định này, các đối tượng được hỗ trợ tối đa nhằm yên tâm việc học tập, trang bị kiến thức để trở về xây dựng và phục vụ quê hương. Nhờ chính sách đãi ngộ, hỗ trợ của tỉnh nên phong trào học tập, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức ngày một phát huy. Lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành... cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học và người được đi học yên tâm chuyện học hành sau về cống hiến lại cho đơn vị, cơ quan mình.
1.4.2. Đồng Nai.
Với môi trường kinh tế phát triển, nhu cầu lao động tăng nhanh, hàng năm tỉnh Đồng Nai thu hút một số lượng lớn lao động của các tỉnh khác trong nước về làm việc. Tính đến năm 2010, tổng số lao động ngoài tỉnh về làm việc tại Đồng Nai khoảng 237.000 người. Nhìn chung, số lao động do tăng tự nhiên và tăng cơ học đều có độ tuổi dưới 30, chất lượng lao động tốt, có văn hóa, có sức khỏe, nhiều người đã qua đào tạo.
Nhờ những lợi thế về giao thông, gần sân bay, cảng quốc tế, nguồn nhân lực dồi dào, thủ tục đầu tư thơng thống.., tỉnh Đồng Nai sẽ là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Châu Âu. Tuy nhiên, tỉnh này cần giải được bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhà đầu tư. Vì vậy, để đón các nhà đầu tư châu Âu, ngoài việc quy hoạch các KCN, Khu liên hiệp Công nông nghiệp, đầu tư hạ tầng giao thông.., tỉnh đã có chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
Bên cạnh đó, nhằm tạo ra một nguồn lực có trình độ để thu hút các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện việc xã hội hóa giáo dục một cách tồn diện. Thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ ở các cấp phổ thông, đào tạo nghề, vận động trao học bổng, xây trường học để ngành giáo dục có thể phát triển xứng tầm với sự phát triển kinh tế của địa phương.
Một trong những điểm nổi bật là Đồng Nai đã tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển tương đối nhiều với số lượng nhất nhì Đơng Nam Bộ (chỉ sau TP.HCM). Sự khuyến khích, tạo điều kiện về quỹ đất tương đối kịp thời của tỉnh đã giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đổ vốn vào chung tay thực hiện xã hội hóa với tỉnh. Sự thành công của các trường này đã giảm tải khá nhiều cho các trường công lập, đáp ứng được phần nhiều nhu cầu học tập của một lực lượng lao động khổng lồ trên địa bàn tỉnh.
1.4.3. Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế - xã hội và là hạt nhân về giáo dục và đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với hệ thống các Trường đại học, Cao đẳng, Trung tâm nghiên cứu khoa học, nhiều năm qua Cần Thơ đã góp phần đào tạo một đội ngũ trí thức trẻ và cơng nhân có tay nghề cao không những cho thành phố mà cho cả vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Từ năm 2005 đến nay, chính sách và cơ chế phát triển nguồn nhân lực được cấp ủy, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Cùng với chương trình Mê Kơng 1000 của các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long nhằm đào tạo một nghìn cán bộ có trình độ sau đại học ở nước ngoài, Cần Thơ cũng đưa ra đề án Cần Thơ - 150 để đào tạo 150 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tiếp đó, năm 2007, UBND thành phố Cần Thơ đề ra chương trình xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ban hành quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010.
Song song đó, để thu hút nhân tài từ các trung tâm kinh tế về Cần Thơ làm việc, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 ban hành quy định thực hiện Chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ. Thực hiện chế độ ưu đãi đối với những người có trình độ chun mơn đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thành phố; hỗ trợ, khuyến khích Cán bộ cơng chức viên chức cấp thành phố, quận, huyện và xã, phường, thị trấn đào tạo nâng cao trình độ phù hợp với cơng việc đang làm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định; là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển.
Xây dựng và phát triển đất nước địi hỏi phải có nguồn nhân lực khơng chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực tập trung vào ba vấn đề chính: đảm bảo đủ số lượng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển khả năng phối hợp trong công việc theo nhóm.
Từ những cơ sở lý luận, quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua và hướng sắp tới; cùng những kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực của các địa phương…giúp chúng ta nhận thức được việc quan tâm triển khai các giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực là bắt buộc và cần thiết đối với tỉnh Tiền Giang.
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH TIỀN GIANG.
2.1.Giới thiệu khái quát về tỉnh Tiền Giang. 2.1.1. Vị trí địa lý.
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.481,77 km2. Dân số trung bình năm 2010 là 1,678 triệu người. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Mỹ Tho; Thị xã Gị Cơng; và 8 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đông, Tân Phú Đơng, với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố xã hội của tỉnh.
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (Mỹ Tho) - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đơng Nam bộ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam. Mặt khác, Tiền Giang cịn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sơng Sồi Rạp, kênh Chợ Gạo (đang triển khai nạo vét mở rộng)...nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đơng của các tỉnh ven sơng Tiền.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 2000 đến nay kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động văn hố - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Về Kinh tế
Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính... nên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng khá nhanh, giai đoạn 2006-2010 tăng 11,0%/năm. bình quân 10 năm 2001-2010, tăng 10,0%/năm, trong đó, khu vực I tăng 5,3%, khu vực II tăng 18,2%; khu vực III tăng 11,6%; năm 2011 đạt 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước, từ 4,3 triệu đồng (2000) tăng lên 7,8 triệu đồng (2005) và đạt 20,6 triệu đồng (2010), tương đương 1.089 USD, bằng 90,7% thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,7 triệu đồng, tương đương 1.318 USD. 10,7% 11,1% 13,0% 11,3% 9,2% 10,6% 10,5% 0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0% 12,0% 14,0%
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm nhanh, từ 56,5% năm 2000 giảm xuống còn 48,1% năm 2005 và còn 44,6% năm 2010; tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khá nhanh nên tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,3% năm 2000 lên 22,4% năm 2005 và 28,3% năm 2010; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 28,2% năm 2000 lên 29,5% năm 2005 và giảm còn 27,1% năm 2010. Riêng năm 2011, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 47,2%; công nghiệp – xây dựng giảm xuống 27,1% do tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng thấp so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 25,7%. 48,1 22,4 29,5 45,3 23,8 30,9 44,0 26,0 30,0 49,5 22,7 27,8 48,1 23,6 28,4 46,4 24,6 29,0 47,2 27,1 25,7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khu vực III Khu vực II Khu vực I
Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2011.
Tổng thu ngân sách tăng nhanh, từ 1.090 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 2.750 tỷ đồng năm 2005 và đạt 5.016 tỷ đồng năm 2010. Tổng chi ngân sách tăng bình quân 18,4%/năm, từ 878 tỷ đồng (2000) tăng lên 2.656 tỷ đồng (2005) và 4.764 tỷ đồng (2010). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001- 2005 đạt trên 17,3 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 2006-2010 đạt trên 44,5 ngàn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP trong 10 năm là 36,9%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2010 tăng gấp 6,2 lần so với năm 2000. Trong năm 2011 do triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên các nguồn vốn trong nước như vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư không đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên nguồn vốn nước ngồi tăng nhanh đã góp phần làm cho tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 14.923 tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra, tăng 14,2% so với năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 17,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 12,6%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng 22,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến cuối năm 2010 đạt 495 triệu USD, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2000; trong đó, mặt hàng thủy sản năm 2010 tăng gấp 16,5 lần so với năm 2000 và chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm là 19,5%/năm, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu chiếm trên 70%.
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh.
Năm Tổng số (Triệu đồng)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 5.307.122 2.861.071 692.631 1.753.420 2005 8.167.168 3.666.169 1.499.460 3.001.539 2010 13.699.688 4.813.413 3.676.552 5.209.723 2011 15.137.357 5.106.872 4.230.713 5.799.772 Chỉ số phát triển (%) 2000 108,0 109,0 110,5 105,7 2005 110,7 104,7 122,1 113,2 2010 110,0 105,5 116,5 110,1 2011 110,5 105,8 114,2 112,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh tiền Giang 2011 [4].
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá của tỉnh cịn thấp. Quy mơ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị thiếu, vốn lưu động thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp ở tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm đến 99,4% về số lượng doanh nghiệp. Trình độ năng lực quản lý kinh tế của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khó khăn về thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, nhất là trong giai đoạn 2006-2010; khu vực nơng lâm ngư nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động ngành nghề vẫn còn chiếm đa số.
Sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính tự phát và rủi ro cao; quy mô, năng suất, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và phục vụ cơng nghiệp chế biến; thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản phẩm còn nhiều biến động thất thường; tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch, bảo quản cịn cao; điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến ngày càng phức tạp (xâm nhập mặn sâu, hạn hán, bão, lũ, môi trường nuôi trồng thủy sản nhiều thay đổi, dịch bệnh luôn đe dọa...)...làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập trong q trình phát triển.
Sản xuất công nghiệp phát triển chưa mang tính bền vững; ngồi chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, may mặc, chế biến lương thực, rau quả có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cịn đa số các sản phẩm khác có sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập; phần lớn các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, trình độ công nghệ thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khả năng tích lũy cịn thấp trong khi khả năng tiếp cận với ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế.
Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao, chưa phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trị cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, cịn nhỏ lẻ, tính