Quy hoạch, đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Nhóm giải pháp về đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

3.3.2.2. Quy hoạch, đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề

nghề.

- Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề; quy hoạch lại hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Phát triển hợp lý mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề giai đoạn 2011- 2020 theo hướng xã hội hóa, khuyến khích mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển cơ sở dạy nghề tư thục để đáp ứng được nhu cầu của xã hội về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nhu cầu học nghề, nhất là nhân lực nơng thôn, người khuyết tật. Định hướng phát triển mạng lưới đào tạo đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Bậc đại học:

Đào tạo đại học chủ yếu tập trung ở Đại học Tiền Giang và thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học trong cả nước. Tập trung đào tạo đại học, các nhóm ngành như: giáo dục, kinh tế, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, xây dựng, Ngoại ngữ, công nghệ thông tin...

+ Cao đẳng, trung cấp nghề:

Đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các cơ sở đào tạo như trường Cao đẳng nghề, Cao đẳng Bách khoa Gị Cơng, trung cấp nghề giao thông – vận tải, trung cấp nghề khu vực Cai Lậy, trung cấp nghề khu vực Gị Cơng... với qui mô đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho hơn 21,2 ngàn trung cấp nghề, 6,2 ngàn cao đẳng nghề giai đoạn 2011-2015 và 38,7 ngàn trung cấp và 11,8 ngàn cao đẳng nghề giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, thu hút đầu tư xây dựng mới các trường như Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, Cao đẳng kỹ

thuật Cao Thắng sẽ góp phần nâng cao năng lực đào tạo ở trình độ này hơn nữa.

+ Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp:

Đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng các trường để tăng cường năng lực đào tạo cho bậc học này bao gồm các trường như: Cao đẳng văn hóa – Nghệ thuật, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Tiền Giang, Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, Cao đẳng kỹ thuật – nghiệp vụ Cái Bè, Cao đẳng Bách khoa Gị Cơng...với qui mô đào tạo 45,7 ngàn trung học chuyên nghiệp và 10,6 ngàn cao đẳng giai đoạn 2011-2015 và 55,4 ngàn trung học chuyên nghiệp, 20,5 ngàn cao đẳng giai đoạn 2016-2020...

+ Sơ cấp nghề, đào tạo ngắn hạn:

Hình thành 8-12 trung tâm dạy nghề ở các huyện, gồm 8 trung tâm dạy nghề, trong đó ít nhất 1 trung tâm dạy nghề ngồi cơng lập và 4 chi nhánh của trung tâm hoặc trung tâm dạy nghề ngồi cơng lập. Các trung tâm dạy nghề có nhiệm vụ dạy nghề cho người lao động địa phương phục vụ cho dân sinh, cụm công nghiệp địa phương và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển các khu công nghiệp trong tỉnh. Đề xuất sáp nhập các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề thành một đơn vị, nếu ở khu vực nào có trường dạy nghề thì nhập vào trường dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính đồng bộ trong hướng nghiệp, dạy nghề, tránh đầu tư dàn trãi.

- Triển khai xây dựng kế họach đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đổi mới tiếp cận xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu cầu học để làm việc, chứ không phải chỉ để biết; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực để sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)