Nhóm giải pháp về duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

6. Kết cấu luận văn

3.3.3. Nhóm giải pháp về duy trì nguồn nhân lực

3.3.3.1. Hoàn thiện các chế độ lương bổng, đãi ngộ nhân tài.

- Có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo..) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình thơng qua việc triển khai thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học, đào tạo. Tạo môi trường làm việc thuận lợi năng động, cạnh tranh cho đội ngũ lao động. Cho trả lương vượt định mức của nhà nước đối với lao động thuộc khối doanh nghiệp và phần vượt định mức được phép tính vào chi phí sản xuất.

- Hồn thiện chế độ lương, đánh giá, khen thưởng người lao động. Mỗi đơn vị, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức trả lương hợp lý, tùy theo hiệu quả cơng việc và đóng góp của từng cá nhân người lao động, đảm bảo cho những người lao động giỏi, nhiều sáng kiến, hiệu quả cơng việc cao phải có thu nhập cao hơn hẳn những người kém hơn.

- Đánh giá đúng tài năng, bố trí đúng vị trí và năng lực, tạo sự bình đẳng và rộng mở về cơ hội thăng tiến, không phân biệt người địa phương hay người nơi khác.

- Ban hành chính sách thu nhập cạnh tranh với các trung tâm kinh tế lớn; tham khảo môi trường thu nhập các trung tâm kinh tế như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và ban hành chính sách thu nhập tương xứng tại Tiền Giang.

3.3.3.2. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cơng sở. cơng sở.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cơng sở trước hết phải dựa vào con người. Tạo ra mơi trường văn hóa doanh nghiệp tiến bộ tức là tạo ra sức mạnh tổng thể động viên người lao động trong đơn vị lao động sáng tạo với một niềm tin, một lý tưởng cao đẹp. Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi văn hóa nơi họ sống và làm việc. Nó bao gồm những giá trị, niềm tin, thái độ và những hành vi mong đợi. Một cơ quan, đơn vị cũng có một nền văn hóa riêng. Đó là một yếu tố quan trọng mà người quản lý cần xây dựng và duy trì để đơn vị họ phát triển bền vững. Văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ và rõ ràng hơn. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy người lao động tại đơn vị nâng cao ý thức lao động và tay nghề nhằm tạo ra giá trị tốt nhất, chung tay xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mỗi doanh nghiệp cần phải cải thiện môi trường làm việc, xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, dân chủ; đào tạo đội ngũ doanh nhân biết vận dụng văn hóa doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quan hệ với đối tác. Các nhà quản lý chú ý đến yếu tố văn hóa trong đơn vị thì sẽ hoạch định được các chính sách tuyển chọn, đào

tạo nhân viên hợp lý. Chăm lo cho người lao động trong đơn vị ở mọi khía cạnh, coi nhân lực như một nguồn vốn đặc biệt; thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích người lao động phát huy năng lực và sức sáng tạo trong lao động sản xuất.

3.3.3.3. Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động.

Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động là việc làm hết sức quan trọng. công tác hướng nghiệp kém sẽ tạo gánh nặng cho xã hội, làm mất cân đối ngành nghề trong thị trường lao động, gây lãng phí nguồn nhân lực. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người lao động định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của mình đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội cần phải tích cực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh có điều kiện xác định nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; từ đó đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Trong giai đoạn 2011-2020, khu công nghiệp Tân Hương và KCN Long Giang phát huy tác dụng; KCN Dịch vụ dầu khí và mơt số khu, cụm cơng nghiệp khác được hình thành. Khi đó cơng nghiệp cơ khí đóng tàu, hóa dầu, nhựa nguyên liệu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển có điều kiện phát triển. Vì vậy, định hướng ưu tiên đào tạo nghề cho lao động phục vụ ngàng công nghiệp tàu thủy và kinh tế biển như: điện tử, điện lạnh, hàn, cắt gọt kim loại, chế tạo thiết bị cơ khí, cơng nghệ ơ tơ, xây dựng, máy thủy, gia cơng kết cấu thép, hóa dầu, chế biến thủy sản...

Song song đó, đào tạo chủ yếu các ngành nghề như: điện tử công nghiệp, viễn thông, cơ điện tử, công nghệ ô tô, xây dựng, máy tính, kế tốn doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, điện, chế biến lương thực, chế biến thực phẩm... phục vụ cho phát triển các cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)