Tiềm năng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu luận văn

2.1.3. Tiềm năng nguồn nhân lực

Nguồn lao động Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực, đội ngũ lao động trong độ tuổi tham gia làm việc trên địa bàn tỉnh tăng, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2010 là 0,9%/năm. Trong đó, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế có xu hướng tăng dần, bình qn tăng 1,1%/năm trong giai đoạn 2001-2010, nâng tỷ trọng lao động trong độ tuổi đang làm việc từ 84,6% năm 2000 lên 85,5% năm 2005 và 86% năm 2010. Các chỉ số cơ bản tốt như: tỷ lệ lao động đang đi học tăng dần, tỷ lệ nội trợ giảm dần…

Lao động khơng hoạt động trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2000, lao động không làm việc chiếm 15,4%, đến năm 2010 giảm cịn 14%. Trong đó, giảm chủ yếu ở tỷ lệ những người nội trợ. Với những đối tượng còn lại gồm học sinh, sinh viên, mất sức lao động và các tình trạng khác đều có xu hướng tăng dần.

Bảng 2.2. Trạng thái hoạt động nhân lực giai đoạn 2000-2010

STT

2000 2005 2010 Tốc độ

tăng 01- 10 (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ

(%)

Lao động trong tuổi 1.002.607 100,0 1.064.949 100,0 1.099.790 100,0 0,9

1 Lao động hoạt động kinh tế 848.196 84,6 910.653 85,5 946.063 86,0 1,1

1.1 LĐ làm việc trong nền KTQD 818.032 81,6 879.184 82,6 912.836 83,0 1,1 1.2 Lao động khơng có việc làm 30.164 3,0 31.469 3,0 33.227 3,0 1,0

2 LĐ không hoạt động kinh tế 154.410 15,4 154.296 14,5 153.727 14,0 0,0

2.1 Nội trợ 76.502 7,6 71.698 6,7 67.579 6,1 -1,2 2.2 Đang đi học 60.591 6,0 61.772 5,8 63.335 5,8 0,4 2.3 Mất sức lao động 7.741 0,8 8.002 0,8 8.042 0,7 0,4 2.4 Tình trạng khác 9.576 1,0 12.824 1,2 14.771 1,3 4,4

Về hệ thống đào tạo, tồn tỉnh hiện có 23 cơ sở dạy nghề cơng lập trong đó có 2 đơn vị đào tạo do Trung ương quản lý và 19 cơ sở đào tạo do địa phương quản lý. Cụ thể như sau:

- Trường Đại học Tiền Giang

Qui mô đào tạo hiện nay khoảng 11.000 học viên, số lượng tuyển sinh hàng năm 3.000 – 3.200 học viên, trong đó bậc đại học 25%, bậc cao đẳng 53% và khoảng 22% là bậc trung cấp. Các ngành đào tạo chính là các ngành sư phạm toán, ngữ văn, vật lý, giáo dục tiểu học; kế tốn, quản trị kinh doanh, cơng nghệ kỹ thuật xây dựng, tin học...

- Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

Qui mô đào tạo khoảng 2.000 học viên. Hàng năm, tuyển sinh trung bình gần 1.200 học viên, trong đó, đào tạo dài hạn chiếm 46%, còn lại là ngắn hạn và dạy nghề. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là điều dưỡng, dược sĩ trung học, điều dưỡng đa khoa, hộ sinh, dược tá.

- Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ.

Qui mô đào tạo trên 2.000 học viên, trong đó trên 9,7% hệ cao đẳng, trên 77% hệ trung cấp, còn lại khoảng 12% là dạy nghề. Các ngành nghề đào tạo gồm: Thú y, Bảo vệ thực vật, thủy lợi, tài chính - kế tốn, quản lý đất đai, khảo sát địa hình, chế biến...

- Các trường Trung cấp chuyên nghiệp: Có 06 trường trung cấp

chuyên nghiệp có dạy nghề, qui mô đào tạo khoảng 11.500 học viên, hàng năm đào tạo trên 1.000 học viên.

- Các trường dạy nghề và trung tâm:

Có 5 trường dạy nghề bao gồm 01 trường Cao đẳng nghề Tiền Giang và 04 trường trung cấp nghề với tổng quy mô đào tạo của 04 trường là 2.900 học sinh, hàng năm tuyển sinh đào tạo trên 2.500 học viên. Các trường dạy nghề chủ yếu đào tạo dài hạn, gồm các ngành nghề đào tạo chính là sửa chữa

ơ tơ, cắt gọt kim loại, hàn, điện tử, điện lạnh, máy tính, may cơng nghiệp... Các đối tượng tập trung đào tạo là người lao động khi có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm.

Ngồi ra, tồn tỉnh có 03 trung tâm giới thiệu việc làm, 02 trung tâm dạy nghề (Châu Thành và Tân Phước) và 03 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, với tổng qui mô đào tạo 1.100 học viên, các nghề đào tạo ngắn hạn như: điện công nghiệp, điện tử, may, máy tính, sửa chữa xe gắn máy, nông nghiệp...Ngoài đào tạo tập trung tại cơ sở, các cơ sở dạy nghề cịn tổ chức dạy nghề kỹ thuật nơng - ngư nghiệp lưu động cho lao động nơng thơn.

Ngồi các cơ sở dạy nghề công lập, thời gian qua tỉnh có trên 5 cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, đa số có quy mơ nhỏ đào tạo khoảng hơn 500 học viên chủ yếu chỉ đào tạo nghề ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)