Các mơ hình kiểm tốn hiện nay có áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc áp dụng chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại BIG4 việt nam (Trang 31 - 33)

6. Dự tính đóng góp

1.2 Các mơ hình kiểm tốn hiện nay có áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh

kiểm tốn viên tin rằng việc thay đởi mơ hình đánh giá rủi ro sẽ cải thiện đáng kể sự thành cơng của cuộc kiểm tốn.

1.1.3.2.4 RRKD và RRKT là một mơ hình tích hợp thơng qua kiểm chứng thực nghiệm (Adam M. Vitalis – 2012)

Nghiên cứu này tìm hiểu việc tích hợp rủi ro kinh doanh vào trong mơ hình để đánh giá RRKT cũng như hạn chế trong đánh giá rủi ro dựa vào rủi ro kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng rủi do kinh doanh trong đánh giá rủi ro kiểm tốn có rất nhiều mặt tích cực. Tác giả khảo sát thực nghiệm thơng qua u cầu kiểm tốn viên đánh giá rủi ro kinh doanh (dựa trên lý thuyết kiểm toán rủi ro kinh doanh). Kết quả khảo sát cho thấy, dựa vào sự đánh giá này, kiểm tốn viên phân bở nguồn lực kiểm tốn tốt hơn cho các khoản mục có rủi ro cao hơn, do đó làm cuộc kiểm tốn hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng: nếu một cơng ty kiểm tốn thực hiện kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm nhưng khơng phát hiện ra sai sót trọng yếu nào, thì cơng ty kiểm tốn này sẽ có xu hướng đánh giá RRKT ở mức thấp cho các cuốc kiểm toán diễn ra vào các năm sau đó.

1.2 Các mơ hình kiểm tốn hiện nay có áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh doanh

1.2.1 Mơ hình kiểm tốn truyền thống – “từ dưới lên” (“bottom up” & “a risk-based audit approach”) – bắt đầu từ rủi ro báo cáo tài chính và áp dụng hạn chế đánh giá rủi ro kinh doanh

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tiếp cận theo mơ hình rủi ro kiểm toán (“a risk-based audit approach”) ở phần trước.

Cách tiếp cận dựa trên rủi ro để kiểm toán được định nghĩa là "phương pháp tiếp cận theo mơ hình rủi ro kiểm tốn” đánh giá bản chất, thời gian và phạm vi kiểm tra nhằm ước tính và đánh giá rủi ro mà các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu” (Bell and Wright, Ibid., Trang 11).

Theo hướng tiếp cận “từ dưới lên” (“bottom up”), phương pháp này hướng sự chú ý của kiểm toán viên vào việc đánh giá và kiểm tra số dư tài khoản, phân loại

giao dịch, sự phù hợp của hệ thống kế tốn cho mục đích đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính (tính đầy đủ, tính hiện hữu/phát sinh, tính chính xác, đánh giá và phân bở, quyền và nghĩa vụ, trình bày và thuyết minh) khơng cịn chứa đựng sai sót trọng yếu.

Phương pháp này có đề xuất tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng rất hạn chế, do chỉ xem xét riêng biệt các giao dịch và tài khoản, tách chúng ra khỏi hoạt động tởng thể và do đó làm giảm khả năng xét đốn của kiểm toán viên về các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính cũng như những gian lận và sai sót tiềm tàng.

1.2.2 Chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán – “từ trên xuống” (“top down” & “a risk-based strategic-systems audit”) – bắt đầu từ rủi ro kinh doanh rồi mới tới rủi ro báo cáo tài chính

Chiến lược này hướng cơng việc kiểm toán bắt đầu từ rủi ro kinh doanh (từ trên xuống) thay vì rủi ro báo cáo tài chính (từ dưới lên). Rủi ro kinh doanh chiến lược lúc này được định nghĩa là “rủi ro mà mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp không đạt được do các nhân tố, các sức ép bên trong và bên ngoài doanh nghiệp”. Xét cho cùng đó là các rủi ro liên quan đến khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng sống cịn của doanh nghiệp.

Để có thể đánh giá được rủi ro kinh doanh chiến lược của đơn vị, kiểm tốn viên cần tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của đơn vị trong cả ngắn hạn và dài hạn để xem xét tính hữu hiệu và hiệu quả của nó, cũng như tính linh động để ứng phó kịp thời với những thay đởi từ mơi trường bên trong cũng như bên ngồi đơn vị. Việc tìm hiểu này dẫn đến việc tiếp cận kiểm tốn một cách hệ thống và mang tính chiến lược hơn và do đó đảm bảo thực hiện một cuộc kiểm tốn thành cơng.

Bên cạnh đó, kiểm tốn viên sẽ giảm tối đa các thủ tục để kiểm tra các nghiệp vụ thường xuyên được kiểm soát chặt chẽ bởi một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả. Thay vào đó, kiểm tốn viên sẽ dành thời gian để kiểm tra các nghiệp vụ bất thường, các ước tính kế tốn và đánh giá của các nhà quản lý với mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu cao. Đây là phương pháp tiếp cận kiểm toán “từ trên xuống” (“top down”).

1.2.3 Sự thay đổi trong chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm tốn so với mơ hình kiểm tốn truyền thống

Chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán sẽ được thực hiện theo hai cách: thứ nhất bằng cách thay đổi trọng tâm của kiểm toán từ rủi ro báo cáo tài chính sang rủi ro kinh doanh; và thứ hai bằng cách thay đổi bản chất của kiểm tra kiểm toán từ các kiểm tra khối lượng lớn các chi tiết để kiểm tra giám sát cấp cao hoặc kiểm soát giám sát, được hỗ trợ bởi cơng việc phân tích chính xác cao (Higson, 1997; Knechel, 2001,

forthcoming; Lemon et al., 2000). Cách tiếp cận này khuyến khích các kiểm tốn viên

xem khách hàng về các quy trình kinh doanh chủ chốt, rủi ro và kiểm soát trong các quy trình đó, trái ngược với một khn khở dựa trên số dư báo cáo tài chính và các giao dịch. Lý do cho cách tiếp cận này gợi ý rằng nếu kiểm tốn viên có thể xác định được các nguồn rủi ro kinh doanh và đảm bảo rằng khách hàng có các hệ thống phù hợp để giám sát và quản lý rủi ro đó, do vậy mà các thử nghiệm chi tiết của kiểm tốn viên sẽ khơng mang lại nhiều giá trị. Nó cũng được gợi ý rằng việc có được một cái nhìn sâu sắc như vậy về kinh doanh cung cấp cho kiểm toán viên một cơ sở tốt hơn để tạo ra thông tin phản hồi hữu ích cho khách hàng như một dạng dịch vụ "giá trị gia tăng".

Ở đây cần làm rõ chiến lược kiểm tốn khơng phải là phương pháp kiểm tốn thay thế hồn tồn mơ hình rủi ro kiểm tốn ở trên, mà nó là phần mở rộng ra của mơ hình rủi ro kiểm tốn, trong đó có sự thay đổi hướng tiếp cận từ trên xuống (“top down”) nhằm hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở cấp độ cao hơn trong việc xem xét doanh nghiệp như là một tổng thể và nằm trong sự tương tác vận động với các mơi trường mà nó tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc áp dụng chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại BIG4 việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)