6. Dự tính đóng góp
1.4 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán hiện hành trong việc đánh giá rủi ro
cách hiệu quả, các tổ chức phải xem phạm vi hoạt động của họ như là một nền kinh tế tồn cầu.
Phương pháp tiếp cận theo mơ hình rủi ro tài chính của giai đoạn trước bộc lộ nhiều yếu điểm và không đáp ứng được tốc độ phát triển và độ phức tạp của doanh nghiệp khi chỉ tập trung chủ yếu vào các vấn đề tài chính, do đó các cơng ty kiểm tốn buộc phải thay đổi phương pháp tiếp cận bằng cách tập trung nhiều hơn vào rủi ro kinh doanh hay rủi ro mang tính chất chiến lược mà khách hàng đang gặp phải. Tức là kiểm toán viên phải hiểu các rủi ro kinh doanh chiến lược mà khách hàng đang gặp phải bên cạnh những hiểu biết về rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ. Phương pháp này được nghiên cứu và áp dụng nhiều tại các công ty kiểm toán lớn.
Xin xem bảng so sánh 4 phương pháp tiếp cận kiểm toán ở phần Phụ lục 3.
1.4 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán hiện hành trong việc đánh giá rủi ro kinh doanh rủi ro kinh doanh
ISA 315 và VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị. Do đối tượng khảo
sát của bài nghiên cứu là các kiếm toán viên ở Việt Nam và áp dụng các chuẩn mực tại Việt Nam để làm cơ sở thực hiện cơng việc kiểm tốn, người viết sẽ sử dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để làm cơ sở tham chiếu chính cho bài nghiên cứu này.
VSA 315 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ. Cụ thể, chuẩn mực yêu cầu kiểm toán viên phải tìm hiểu về đơn vị và mơi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ, để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay sai sót để thiết kế, thực hiện những thử nghiệm cơ bản.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315, đoạn 11 yêu cầu kiểm toán viên thu thập hiểu biết về đơn vị:
Đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị
11. Kiểm tốn viên phải tìm hiểu các thơng tin sau:
(a) Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khn khở về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng (xem hướng dẫn tại đoạn A17 - A22 Chuẩn mực này);
(b) Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động;
(ii) Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;
(iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt;
(iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị.
Các thông tin này giúp kiểm tốn viên hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thơng tin thuyết minh cần được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị (xem hướng dẫn tại đoạn A23 - A27 Chuẩn mực này).
(c) Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đởi (nếu có). Kiểm tốn viên phải đánh giá các chính sách kế tốn mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất qn với khn khở
về lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế tốn mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A28 Chuẩn mực này).
(d) Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A29 - A35 Chuẩn mực này);
(e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị (xem hướng dẫn tại đoạn A36 - A41 Chuẩn mực này).
Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
12. Kiểm tốn viên phải tìm hiểu các thơng tin về kiểm sốt nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm tốn. Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường liên quan tới báo cáo tài chính nhưng khơng phải tất cả các kiểm sốt liên quan tới báo cáo tài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đốn chun mơn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm sốt khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A42 - A65 Chuẩn mực này). Quy trình xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo VSA 315, đoạn 26 như Hình 1.4 bên dưới.
Đánh giá những rủi ro đã xác định, và đánh giá liệu chúng có ảnh hưởng rộng khắp đến tởng thể báo cáo tài chính và ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu hay không Xác định rủi ro thơng qua q trình tìm hiểu về đơn vị và mơi trường của đơn vị, bao gồm
tìm hiểu các kiểm sốt phù hợp liên quan đến rủi ro, và xác định rủi ro thông qua việc xem xét các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trong báo cáo tài chính
Liên hệ những rủi ro đã xác định với các sai sót có thể xảy ra ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, có tính đến những kiểm sốt liên quan mà kiểm toán viên dự định thử nghiệm
Cân nhắc khả năng xảy ra sai sót, kể cả khả năng xảy ra nhiều sai sót, và liệu sai sót tiềm tàng đó có dẫn đến sai sót trọng yếu hay khơng
Hình 1.4: Quy trình xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo VSA 315
Theo chuẩn mực, thủ tục đánh giá rủi ro phải đươc thực hiện để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thơng tin thuyết minh. Ngồi ra, chuẩn mực hướng dẫn các bước của thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm:
“06. Thủ tục đánh giá rủi ro phải bao gồm các bước sau:
(a) Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đoán của kiểm tốn viên có khả năng cung cấp thơng tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn (xem hướng dẫn tại đoạn A6 Chuẩn mực này);
(b) Thực hiện thủ tục phân tích (xem hướng dẫn tại đoạn A7 - A10 Chuẩn mực này); (c) Quan sát và điều tra (xem hướng dẫn tại đoạn A11 Chuẩn mực này).”
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày các khái niệm, định nghĩa và các nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ các khái niệm về rủi ro kinh doanh, rủi ro kiểm tốn, trình bày các mơ hình kiểm tốn hiện nay có áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh và phân biệt giữa các phương pháp này. Bên cạnh đó, người viết giới thiệu và trình bày VSA 315, ISA 315 làm cơ sở lý luận và hướng dẫn chính cho nghiên cứu này. Thêm vào đó, người viết cũng trích dẫn các nghiên cứu của các tác giả khác đã có những nghiên cứu tương tự được cơng bố trên các tạp chí và nhà xuất bản uy tín làm tài liệu tham khảo.
Sau khi làm rõ nội dung và tầm quan trọng của chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán, cũng như xu hướng tất yếu sử dụng chiến lược này trong giai đoạn hiện nay và tương lai, người viết tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng áp dụng chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại Big4 Việt Nam. Nội dung này được trình bày chi tiết trong chương 2.
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI BIG4 VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về Big4 Việt Nam
Big Four (hay còn được viết tắt Big4) là bốn công ty kiểm toán quốc tế lớn nhất trên thế giới hiện nay. Big4 xử lý phần lớn các cơng việc kiểm tốn cho các cơng ty có giao dịch cơng khai lớn nhất ở mọi quốc gia và cũng như nhiều công ty tư nhân khác.
Có thể nói Big4 là nhóm những cơng ty nước ngồi tại Việt Nam tồn tại lâu nhất, có tở chức nhất với nhiều kinh nghiệm địa phương, chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới với hơn 20 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Big4 Việt Nam có lợi thế được tiếp cận với chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán từ rất sớm (so với các cơng ty kiểm tốn trong nước) thơng qua các nghiên cứu, đào tạo, và kinh nghiệm sử dụng chiến lược này của Big4 trên toàn thế giới, đặc biệt là Big4 ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các nước trong liên minh Châu Âu. Thêm nữa, Big4 Việt Nam có đủ nguồn lực về cả nhân sự và vốn để có thể áp dụng các cơng nghệ, kỹ thuật mới, cũng như lượng khách hàng đông đảo là các công ty và tập đồn lớn, với hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu, đây chính là những cơ sở cần thiết để có thể áp dụng chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán tại Việt Nam.
Do đó mà việc đánh giá thực trạng áp dụng chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại Việt Nam thông qua việc khảo sát Big4 Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
PricewaterhouseCoopers (PwC)
Tiền thân của PwC, Price Waterhouse, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 với 2 văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau đó, cuộc sát nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán diễn ra khi Price Waterhouse bắt tay với Coopers & Lybrand. Tên viết tắt PwC mãi đến năm 2010 mới bắt đầu được sử dụng như một phần trong chiến dịch làm mới thương hiệu của ông lớn này. Đây là Big 4 lớn nhất thế giới và có lượng khách hàng đông đảo là các công ty đa quốc gia, PwC cũng
thường có phí khách hàng vào loại cao nhất. Khẩu hiệu “Xây dựng quan hệ, tạo lập giá trị” (Building relationship – Creating values).
Ernst & Young (E&Y)
Từ giữa năm 1989 E&Y đã có văn phịng đại diện tại Việt Nam. Ba năm sau cơng ty chính thức đi vào hoạt động. Khơng chỉ là Big Four có mặt sớm nhất tại Việt Nam vào năm 1992, mà E&Y còn là doanh nghiệp đầu tiên với 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kiểm tốn. Khẩu hiệu của cơng ty là: “Xây dựng một thế giới làm việc tốt đẹp hơn” (Building a better working world).
Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG)
Có mặt cùng với PwC từ năm 1994. Khẩu hiệu của KPMG là: “Đơn giản hóa sự phức tạp” (Cutting through Complexity).
Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte)
Tiền thân của Deloitte tại Việt Nam là một doanh nghiệp trong nước, cơng ty kiểm tốn Việt Nam – Vietnam Auditing Company (VACO). Năm 1992, VACO kí hợp đồng hợp tác đầu tiên với Deloitte Touche Tohmatsu, tạo tiền đề cho cột mốc mang tính bước ngoặt vào năm 1995 khi hai bên bắt tay thành lập liên doanh kiểm toán VACO – Deloitte Touche Tohmatsu.Năm 1997, cơng ty chính thức là đại diện pháp lý của Deloitte quốc tế, cho tới 2002, sau khi Hiệp định Thương mại Mỹ – Việt có hiệu lực, VACO – Deloitte bắt đầu lên kế hoạch chuyển đổi từ sở hữu công sang khơng có vốn sở hữu của nhà nước. Cũng giống như các Big khác, Deloitte cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan đến kiểm toán, thuế và tư vấn. Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, không quá ngạc nhiên khi Deloitte Việt Nam vượt lên trên các đối thủ khác trong Big 4 về thị phần khách hàng doanh nghiệp nhà nước. Khẩu hiệu của công ty là: “Giải pháp sáng tạo, tiếp cận chủ động” (Innovative solutions, proactive approach).
2.2. Tổng quan về chiến lược tiếp cận rủi ro kiểm toán trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại KPMG - quy trình đo lường doanh nghiệp của KPMG (“BMP”)
2.2.1. Tổng quan về BMP
BMP đảo ngược quy trình làm việc truyền thống của kiểm tốn, chuyển đánh giá rủi ro tập trung từ định hướng rủi ro giao dịch sang định hướng rủi ro kinh doanh
của khách hàng chiến lược. Nghĩa là chuyển từ cách tiếp cận “từ dưới lên” (“bottom up) sang “từ trên xuống” (“top down”). BMP hướng dẫn tập trung, chiều rộng và chiều sâu trong việc thu thập thơng tin của kiểm tốn viên, và hỗ trợ thiết lập các kỳ vọng của kiểm toán viên về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng.
BMP bao gồm 5 nguyên tắc hướng dẫn kiểm toán viên giám sát và đo lường các hoạt động kinh doanh chính của khách hàng: (1) phân tích chiến lược, (2) phân tích q trình kinh doanh, (3) đánh giá rủi ro, (4) đo lường kinh doanh, và (5) cải tiến liên tục. Các thủ tục phân tích thể hiện theo từng nguyên tắc đều dựa trên sự hiểu biết rộng rãi và phong phú về môi trường của tổ chức khách hàng và cung cấp phương tiện đạt được sự hiểu biết như vậy. Các thủ tục này giúp kiểm toán viên BMP trả lời những câu hỏi then chốt sau đây về chiến lược của khách hàng, thiết kế tổ chức và động lực hệ thống chiến lược:
• Liệu các chiến lược của khách hàng và các mối quan hệ kinh doanh mà họ đã có có thể giải quyết các yếu tố bên ngoài trong ngành nghề kinh doanh của họ?
• Việc thiết kế các quy trình kinh doanh do khách hàng thiết lập có hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của cơng ty khơng?
• Quản lý có nhận thức đầy đủ về những rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược và quy trình kinh doanh?
• Các giả định của ban quản lý về tầm quan trọng của những rủi ro này có hợp lý khơng?
• Việc thiết kế khn khở kiểm sốt do khách hàng thiết lập có giải quyết đầy đủ các rủi ro khơng?
• Quản lý có giám sát và đánh giá những yếu tố quan trọng đối với việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và quản lý rủi ro kinh doanh đáng kể khơng?
Hình 2.1.1 Quy trình đo lường doanh nghiệp của KPMG (“BMP”)
Kiểm toán viên BMP sử dụng "mơ hình kinh doanh của khách hàng" để tở chức và tích hợp các thơng tin thu thập được về tình hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng trước khi sử dụng BMP. Mơ hình kinh doanh là một cơng cụ giúp kiểm toán viên phát triển sự hiểu biết về hiệu quả của việc thiết kế và quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng và các vấn đề quan trọng của hoạt động kinh doanh mà nó phải đối mặt, do đó mà khả năng đánh giá rủi ro kiểm tốn sẽ tốt hơn. Mơ hình kinh doanh của khách hàng là một khung quyết định hệ thống chiến lược mô tả các hoạt động liên kết được thực hiện trong một doanh nghiệp kinh doanh, các lực lượng bên ngoài chịu trách nhiệm pháp nhân và mối quan hệ kinh doanh với người và các tổ chức khác bên ngồi doanh nghiệp.
Tám thành phần trong mơ hình kinh doanh của khách hàng theo KPMG là:
• Các yếu tố bên ngồi - các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, áp lực, và các yếu tố từ bên ngoài đe doạ đến việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của tở chức;
• Thị trường / Định dạng - các lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể chọn để hoạt động, và thiết kế và vị trí của chúng;
• Quy trình Quản lý Chiến lược, gồm:
Đánh giá rủi ro
Rủi ro kinh doanh và kiểm sốt
Hình 2.1.1
Quy trình đo lường doanh nghiệp của KPMG
Cải tiến liên tục
Khoảng cách kỳ vọng và cơ hội Điều khiển Phân tích chiến lược Các yếu tố bên ngồi Thị trường Liên minh Sản phẩm Hệ thống Phân tích quá trình kinh doanh Quản lý chiến lược Quy trình kinh doanh cốt lõi Quy trình quản lý nguồn lực Kết quả Đo lường kinh doanh Tình hình hoạt động Tài chính Thị trường Q trình Nguồn lực
- sứ mệnh của tổ chức được phát triển
- các mục tiêu kinh doanh của tổ chức được xác định