4.3.1. Tác động của phát triển ngân hàng đến FDI
Bảng 4.5 thể hiện kết quả hồi quy sự tác động của hệ thống ngân hàng đến FDI. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng sự phát triền của hệ thống ngân hàng tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI khi các biến đại diện cho sự phát triển lĩnh vực ngân hàng đưa vào mơ hình như tổng tín dụng ngân hàng, tín dụng cho khu vực tư và cung tiền đều có mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với dịng vốn FDI. Theo giải thích của Hermes and Lensink (2003), một hệ thống tài chính phát triển huy động tiền tiết kiệm một hiệu quả do đó sẽ mở rộng các nguồn lực sẵn có để tài trợ đầu tư, nó lọc và giám sát các dự án đầu tư bằng cách giảm chi phí mua thơng
tin. Một thị trường tài chính phát triển cũng đẩy nhanh tốc độ áp dụng công nghệ mới bằng cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến nó. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng hệ thống ngân hàng phát triển trợ giúp cho các hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngồi bị thu hút sang các nước có hệ thống ngân hàng phát triển tốt hơn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Desbordes and Wei (2017). Biến độ mở thương mại có hệ số mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa thương mại sẽ nhận được nhiều dòng vốn FDI. Kết luận này cũng tương tự với nghiên cứu của Khachoo and Khan (2012).
Hệ số hồi quy của biến Civil mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê, tuy chỉ có ý nghĩa ở mơ hình 2 nhưng dấu của hệ số hồi quy đều giống nhau giữa ba mơ hình. Chỉ số tự do dân chủ của các quốc gia trong mẫu khảo sát trong khoảng từ 1 đến 5, với giá trị thấp hơn của chỉ số cho thấy chất lượng thể chế cao hơn. Nghĩa là biến Civil mang dấu âm cho thấy kết quả tác động tích cực của chất lượng thể chế lên dịng vốn FDI. Do đó, kết quả thực nghiệm cho thấy một quốc gia thiết lập một khung thể chế minh bạch, quyền chính trị và quyền dân chủ được nâng cao sẽ góp phần thu hút dịng vốn từ các công ty đa quốc gia.
Kết quả hồi quy cho thấy khơng có sự tồn tại tác động của biến độ mở tài chính và lạm phát (các hệ số hồi quy đều khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả này giống với mơ hình của khu vực ngân hàng.
Ở cả ba mơ hình, kiểm định Sargan-Hansen đều cho thấy các biến cơng cụ (nghiên cứu sử dụng biến lãi suất tiền gửi và biến trễ của biến hệ thống ngân hàng làm biến cơng cụ trong mơ hình) dự báo tốt cho biến thị trường chứng khoán (p-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 1%). Điều này cũng hàm ý mơ hình là phù hợp và các ước lượng của mơ hình tác động của phát triển khu vực ngân hàng lên FDI là vững.
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy sự tác động của phát triển ngân hàng đến FDI
Biến phụ thuộc FDI, biến đại diện cho sự phát triển ngân hàng lần lượt là BC, PC, M2; Sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS.
Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3
BC 0,063*** PC 0,093*** M2 0,088*** Tel 0,012 0,012 0,004 TO 0,039*** 0,035** 0,024 FO -0,802 -0,546 -1,118 Civil -1,330 -1,749** -0,385 Inf 0,092 0,110 0,045 Obs 170 170 170 Sargan-Hansen 0,3376 0,1039 0,1411
Ghi chú: ***, **, * biểu thị cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.0
4.3.2. Tác động của FDI đến khu vực ngân hàng
Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định tính hiệu quả của FDI đối với sự phát triển của khu vực ngân hàng. Tác giả thực hiện hồi quy lần lượt từng biến đại diện của khu vực ngân hàng (BC, PC và M2) với FDI, do đó sẽ có tổng cộng ba kết quả hồi quy tương ứng với từng trường hợp.
Hệ số hồi quy của biến FDI đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1% (xem bảng 4.6). Kết quả cho thấy tác động tích cực và có ý nghĩa quan trọng của FDI đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, nói cách khác dịng vốn FDI càng cao sẽ dẫn đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng của nước sở tại càng mạnh. Điều này là hợp lý bởi vì các doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập vào nền kinh tế tại một quốc gia thì thường phải sử dụng dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán thương mại. Các ngân hàng nội địa sau đó có thể sử dụng tiền
từ tài khoản này phục vụ hoạt động cho vay do các doanh nghiệp thường có tài khoản giao dịch lớn cho nên đây sẽ là cơ hội cung cấp nguồn tài chính dồi dào cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Kết luận này tương tự với nghiên cứu của Harrison and McMillan (2003), nhưng lại khác với nghiên cứu của Zakaria (2007) với kết luận rằng không tồn tại một tác động nào của FDI lên sự phát triển hệ thống ngân hàng.
Bài viết cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự mở cửa tài khoản vốn (FO) thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở các nước châu Á. Dường như việc tự do hố tài chính khiến dịng vốn chảy vào nhiều hơn thơng qua hệ thống ngân hàng trung gian và do đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực ngân hàng trong nước. Kết quả của tác giả tương tự với nghiên cứu của Baltagi et al. (2009), với nhận định rằng các nền kinh tế tương đối đóng có thể cải thiện hệ thống ngân hàng bằng cách gia tăng độ mở tài chính.
Tác giả cũng tìm thấy một tác động dương giữa mức thu nhập (đo bằng biến LnGDP) và sự phát triển của ngành ngân hàng ở cả ba mơ hình với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là mức thu nhập càng cao sẽ dẫn đến sự phát triển của ngành ngân hàng tốt hơn. Kết luận này tương tự với nghiên cứu của Baltagi et al. (2009) và Yu and Gan (2010), người cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thu nhập và sự phát triển ngành ngân hàng. Điều này là hợp lý bởi vì mức thu nhập cao khuyến khích các doanh nghiệp vay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá và dịch vụ. Nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng tăng lên thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng.
Ở cả ba mơ hình, kiểm định Sargan-Hansen đều cho thấy các biến công cụ (nghiên cứu sử dụng biến tỷ trọng nhiên liệu (Fuel) và biến tỷ trọng quặng và kim loại (Ores) làm biến công cụ trong mơ hình) dự báo tốt cho biến FDI (p-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 1%), mơ hình là phù hợp.
Nhìn chung, sau khi kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa FDI và sự phát triển khu vực ngân hàng, tác giả nhận thấy một mối quan hệ bổ sung và phản hồi lẫn nhau giữa hệ thống ngân hàng và FDI. Phát triển ngành ngân hàng thúc đẩy dịng vốn FDI, qua đó thúc đẩy phát triển hơn nữa hệ thống ngân hàng.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy sự tác động của FDI đến khu vực ngân hàng
Biến phụ thuộc lần lượt là BC (Mơ hình 1), PC (Mơ hình 2) và M2 (Mơ hình 3); Sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS
Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3
FDI 3,950*** 3,477*** 4,534*** FO 10,459** 4,794 11,572*** Civil 12,405 14,397 1,368 Inf -0,096 -0,491 0,767 IRSpread -1,476 1,622 -2,207 LnGDP 9,368** 7,892** 10,403** Obs 170 170 170 Sargan-Hansen 0,6081 0,7574 0,9154
Ghi chú: ***, **, * biểu thị cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 14.0