3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Giới thiệu các biến nghiên cứu
3.2.2 Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố kiểm soát:
Tăng trưởng kinh tế (Growth): Theo lý thuyết, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản lượng của một nền kinh tế, thường được xác định bằng tăng trưởng của GDP thực hoặc GDP thực trên đầu người.
Levine và Zevros (1998), Adjasi và cộng sự (2006), Bayar và cộng sự (2014) sử dụng GDP thực trên đầu người làm thước đo đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, Mohtadi & Agarwal (2004), Abudu và cộng sự (2013) sử dụng GDP thực làm thước đo đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế.
Đề tài này đề xuất sử dụng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người làm thước đo để đo lường sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): được đo lường bằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài chia GDP. Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế Tân cổ điển, đầu tư trực tiếp nước ngoài một trong những nhân tố thuộc về nguồn lực vốn góp phần làm gia tăng tăng trưởng của một quốc gia.
Hơn nữa, một số các nghiên cứu thực nghiệm gần đây thể hiện các kết quả khác nhau về mối quan hệ này, cụ thể Khaliq và Noy (2007), Sukar và cộng sự (2006) tìm thấy FDI có tác động tích cự lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên theo Alfaro (2003), FDI có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế.
Đề tài này đề xuất sử dụng FDI như là một biến kiểm soát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, theo lý thuyết kinh tế, dịng vốn đầu tư từ nước ngồi sẽ góp phần làm tăng hoạt động sản xuất trong nước, từ đó làm tăng tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia. Trên cơ sở đó, đề tài kỳ vọng FDI có tác động tích cực (+) lên tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ đầu tư nội địa (INV): được sử dụng bằng giá trị tổng vốn cố định trong nước chia cho GDP theo Adjasi và cộng sự (2006). Lý thuyết kinh tế Tân cổ điển cho thấy, đầu tư nội địa là một nguồn lực vốn quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Goldsmith (1969), McKinnon (1973) và Shaw (1973) thể hiện mối tương quan giữa hệ thống tài chính trung gian và hiệu quả kinh tế. Levine và Zevos (1998) cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho một dự báo tích cực lên tăng trưởng kinh tế, Adjasi và cộng sự (2006) tìm ra tác động của tiết kiệm nội địa lên tăng trưởng kinh tế.
Do đó, thơng qua hệ thống trung gian tài chính, tiết kiệm tư nhân sẽ được trực tiếp và gián tiếp được sử dụng thành một nguồn lực vốn đầu tư vào nền kinh tế, góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, INV được đề xuất là một yếu tố kiểm sốt có tác động tích cực (+) lên tăng trưởng kinh tế.
Độ mở thương mại (Trade): được tính bằng tổng giá trị xuất – nhập khẩu chia GDP. Độ mở thương mại thể hiện tỷ lệ giao thương của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Độ mở thương mại càng lớn cho thấy quốc gia càng hội nhập vào thương mại quốc tế.
Adjasi và cộng sự (2006) cho thấy độ mở thương mại có mối quan hệ tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế, mặc dù kết quả nghiên cứu khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, Sukar (2006) lại tìm thấy độ mở thương mại có mối quan hệ tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, đề tài cũng kỳ vọng Trade là một yếu tố có tác động tích cực (+) lên tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3.3: Tóm tắt các biến trong mơ hình nghiên cứu Biến Đơn vị Biến Đơn vị tính Kỳ vọng dấu Xác định
Nghiên cứu liên quan
Growth % Tỷ lệ của tăng trưởng GDP theo
đầu người Mohtadi & Agarwal (2004), Abudu và cộng sự (2013) Growth (-1) %
+ Tỷ lệ của tăng trưởng GDP theo
đầu người Adjasi và c(2006) ộng sự
FDI % + Tỷ lệ của đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào rịng chia GDP
Alfaro (2003),
Mohtadi &
Agarwal (2004), Khaliq và Noy (2007)
INV % + Tỷ lệ của tổng giá trị vốn cố định
hình thành trong nước chia GDP
Levine và Zevos (1998), Adjasi và cộng sự (2006)
TRADE % + Độ mở thương mại
Adjasi và cộng sự (2006)
Sukar (2006)
MCR % + Tỷ lệ của giá trị vốn hóa thị trường
chứng khốn chia GDP Mohtadi & Agarwal (2004), Levine và Zevos (1998), Adjasi và cộng sự (2006) STR % +
Tỷ lệ của giá trị giao dịch trên thị trường chứng khốn có tổ chức chia GDP
TR % +
Tỷ lệ của giá trị giao dịch trên thị trường chứng khốn chính thức chia giá trị vốn hóa thị trường
3.3 Phương pháp nghiên cứu