Các quốc gia có MCR trên trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm trên các quốc gia châu á (Trang 63 - 89)

Biến quan sát Growth

1D 2D 3D C -1.339271 [0.4820] -2.144028 [0.3610] 0.582760 [0.8609] FDI 0.110443 [0.1540] 0.105177 [0.2437] 0.156097 ***[0.0904] INV 0.025419 [0.7137] 0.114018 [0.1550] 0.058353 [0.5547] TRADE -0.006452 [0.3199] -0.006319 [0.3935] -0.003734 [0.6365] MCR 0.027421 *[0.0000] - - STR - 0.014304 ***[0.0812] - TR - - -0.005934 [0.6699] Số quan sát 69 69 69 R2 0.350867 0.176304 0.186429 Durbin-Watson stat 2.104250 1.600748 1.635488 Hausman test 4.360274 [0.3594] 5.008995 [0.2864] 5.694700 [0.2231]

Lưu ý: *, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Kết quả ước lượng tại Bảng 4.6 dựa trên bộ mẫu phụ của các quốc gia có MCR trên mức trung bình (các quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển hơn các quốc gia còn lại) cho thấy: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiếp tục chịu sự tác động của biến kinh tế vĩ mô là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các yếu tố thị trường chứng khoán, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chỉ chịu tác động từ tỷ lệ vốn hóa của thị trường chứng khốn và tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khoán. Cụ thể:

+ Đối với mơ hình 1D:

Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước lần lượt có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 lần lượt phát biểu tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể lần lượt kết luận rằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước khơng có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ.

Độ mở thương mại có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu độ mở thương mại không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng độ mở thương mại cũng khơng có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ ở mức ý nghĩa 10%.

Tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn có pro. < 1%, do đó giả thuyết H0 phát biểu tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị bác bỏ, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, hệ số thống kê thể hiện dấu “+” cho thấy, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

+ Đối với mơ hình 2D:

Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị bác bỏ, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong cùng kỳ ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, hệ số thống kê thể hiện dấu “+” cho thấy, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước lần lượt có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 lần lượt phát biểu tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể lần lượt kết luận rằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ đầu tư trong nước khơng có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ.

Độ mở thương mại có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu độ mở thương mại không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng độ mở thương mại cũng khơng có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ ở mức ý nghĩa 10%.

Tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khốn có pro. < 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khốn khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị bác bỏ, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khốn có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong cùng kỳ.

+ Đối với mơ hình 3D:

Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có pro. < 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị bác bỏ, vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong cùng kỳ ở mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, hệ số thống kê thể hiện dấu “+” cho thấy, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ đầu tư trong nước và độ mở thương mại lần lượt có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 lần lượt phát biểu tỷ lệ đầu tư trong nước và độ mở thương mại không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể lần lượt kết luận rằng tỷ lệ đầu tư trong nước và độ mở thương mại không tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ.

Tỷ lệ vịng quay thanh khoản thị trường chứng khốn có pro. > 10%, do đó giả thuyết H0 phát biểu tỷ lệ vòng quay thanh khoản thị trường chứng khốn khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được chấp nhận, vì vậy chúng ta có thể kết luận

rằng tỷ lệ vòng quay thanh khoản thị trường chứng khốn khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Kết luận: Kết quả ước lượng dựa trên bộ mẫu phụ theo tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người chịu tác động từ 2 nhóm chính là nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mơ và nhóm các yếu tố đại diện cho sự phát triển thị trường chứng khốn. Cụ thể, đối với nhóm các quốc gia có MCR dưới trung bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (+), tỷ lệ đầu tư trong nước (+) và độ mở thương mại (-). Trong khi đó, đối với nhóm các quốc gia có MCR trên trung bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế chủ yếu chịu tác động từ tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (+). Đối với tác động từ sự phát triển của thị trường chứng khoán, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người của cả hai nhóm đều chịu tác động của tỷ lệ vốn hóa thị trường, khơng chịu tác động từ tỷ lệ vịng quay thanh khoản của thị trường chứng khốn. Ngồi ra, ở nhóm quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển hơn, tăng trưởng kinh tế cịn chịu sự tác động tích cực của tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khoán. Như vậy, kết quả ước lượng cho thấy tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán và một số biến kinh tế vĩ mơ lên tăng trưởng kinh tế tiếp tục có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm quốc gia có MCR trên trung bình và dưới trung bình.

5. KẾT LUẬN

5.1 Kết luận và ngụ ý chính sách:

Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán được đại diện bởi 3 yếu tố tỷ lệ vốn hóa, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vịng quay thanh khoản của thị trường chứng khoán, các biến kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đầu tư trong nước, độ mở thương mại và sự phát triển kinh tế được đại diện bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người cho thấy, tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của 2 nhóm yếu tố bao gồm nhóm yếu tố đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khốn và nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mơ, cụ thể:

Thứ nhất, q trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chịu sự tác động từ sự phát triển của thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Theo đó:

+ Tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Mohtadi & Agarwal (2004), Adjasi và cộng sự (2006), Levine và Zevros (1998), Bayar và cộng sự (2014) và phù hợp với giả thuyết của đề tài.

+ Tỷ lệ thanh khoản thị trường chứng khốn có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Adjasi và cộng sự (2006), Levine và Zevros (1998) và phù hợp với giả thuyết của đề tài.

+ Tỷ lệ vòng quay thanh khoản thị trường chứng khốn khơng tác động lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này khác với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Mohtadi & Agarwal (2004), Zevros (1998), Bayar và cộng sự (2014) và không phù hợp với giả thuyết của đề tài.

Thứ hai, quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô của quốc gia đó. Cụ thể:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở độ trễ một thời đoạn có tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở kỳ hiện tại. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Adjasi và cộng sự (2006), người đã tìm thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở độ trễ một thời đoạn có tác động tích cực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở kỳ hiện tại dựa trên bộ mẫu của các quốc gia Châu Phi và phương pháp ước lượng GMM. Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở hai Châu lục khác nhau. Kết quả ước lượng này cũng không phù hợp với kỳ vọng của đề tài và tác giả mong muốn sẽ có những nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo để làm rõ kết quả nghiên cứu này.

+ Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Mohtadi & Agarwal (2004), Khaliq và Noy (2007), Sukar và cộng sự (2006) và phù hợp với giả thuyết của đề tài.

+ Tỷ lệ đầu tư trong nước có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Mohtadi & Agarwal (2004), Adjasi và cộng sự (2006), Levine và Zevros (1998), và phù hợp với giả thuyết của đề tài.

+ Độ mở thương mại có tác động tiêu cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người. Kết quả này không phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Sukar và cộng sự (2006) và không phù hợp với giả thuyết của đề tài. Kết quả này có thể là do quá trình mở hội nhập của đa số các quốc gia Châu Á đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực sản xuất trong nước và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, sự mở cửa hội nhập thường hướng đến việc chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự mở cửa hội nhập của đa số các quốc gia Châu Á vừa qua, ví dụ như Việt Nam dường như khơng đáp ứng được các mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đã nêu trên, mà lại làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến ơ nhiễm mơi trường, điều này có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà trong đó độ mở thương mại có tác động tiêu cực lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người.

Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán, các biến kinh tế vĩ mô và sự phát triển kinh tế dựa trên bộ mẫu phân biệt giữa nhóm các quốc gia có GNI theo đầu người trên trung bình và nhóm các quốc gia có GNI theo đầu người dưới trung bình cho thấy, tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của 2 nhóm yếu tố bao gồm nhóm yếu tố đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khốn và nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mơ, cụ thể:

+ Cả hai nhóm cùng chịu sự tác động của sự phát triển của thị trường chứng khoán mà được đại diện bởi tỷ lệ vốn hóa thị trường và các biến kinh tế vĩ mơ gồm tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi và độ mở thương mại. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu dựa trên bộ mẫu chung.

+ Tuy nhiên, kết quả ghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm, trong đó: tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người của nhóm các quốc gia có GNI theo đầu người trên trung bình khơng chịu sự tác động của tỷ lệ đầu tư trong nước và chịu sự tác động của tỷ lệ thanh khoản của thị trường chứng khoán, và ngược lại.

+ Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực theo đầu người của cả 2 nhóm cùng khơng chịu sự tác động của tỷ lệ vịng quay thanh khoản của thị trường chứng khốn.

Cuối cùng, kết quả ước lượng mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và sự phát triển kinh tế dựa trên bộ mẫu phân biệt giữa nhóm các quốc gia có MCR trên trung bình (đại diện cho nhóm các quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển) và nhóm các quốc gia có MCR dưới trung bình (đại diện cho nhóm các quốc gia có thị trường chứng khốn kém phát triển hơn) cũng tiếp tục có sự khác biệt ở yếu tố thanh khoản của thị trường chứng khoán.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động tích cực từ q trình phát triển của thị trường chứng khốn, mà trong đó tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ thanh khoản là hai yếu tố quan trọng nhất. Trên cơ sở đó, đề tài gợi ý một số giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần thực hiện một cách đồng bộ nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán dưới đây:

+ Đầu tiên, các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện các quy định và cơ chế liên quan đến hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay bao gồm rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán trong hoạt động giao dịch, rút ngắn thời gian điều chỉnh giá và thanh toán chứng khoán/tiền mặt trong hoạt động chia tách cổ phiếu/trả cổ tức bằng tiền và phát hành, kiểm soát chặt chẽ giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đơng lớn khi đăng ký mua/bán chứng khốn để tránh hiện tượng giao dịch nội gián, … nhằm làm tăng tính minh bạch trong hoạt động giao dịch chứng khốn, tăng niềm tin cho nhà đầu tư, góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

+ Song song đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nhanh chóng hồn thiện đề án phát triển thị trường chứng khốn, theo đó xây dựng và ban hành các quy định

liên quan đến sản phẩm chứng khoán phái sinh, hoạt động bán khống chứng khoán và hoạt động giao dịch ký quỹ… nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khốn, đặc biệt là các sản phẩm có thể giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn để phịng ngừa rủi ro trong giao dịch, góp phần làm tăng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán. + Hơn nữa, sự phát triển thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm trên các quốc gia châu á (Trang 63 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)