Thanh tra và kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 46 - 48)

Chương 6 Phân tích và khuyến nghị

6.2.2. Thanh tra và kiểm toán

Trách nhiệm giải trình được hỗ trợ rất nhiều khi đi kèm với giám sát mạnh mẽ và hiệu quả. Trong mối quan hệ giữa TĐKTNN và Chính phủ, khi cần giám sát Chính phủ sẽ sử dụng cơng cụ thanh tra. Cịn nếu cần một tiếng nói độc lập thì đó là thời điểm kiểm tốn xuất hiện. Tại một quốc gia dân chủ có thiết chế chặt chẽ, đây là cơng cụ hoạt động độc lập với Chính phủ và do đó có thể kiểm tra các TĐKTNN bất cứ lúc nào. Khi có đối trọng kiểm sốt, các TĐKTNN

sẽ khó có động cơ vụ lợi cũng như khả năng làm sai giảm đi vì các kết quả hoạt động và đầu tư sẽ được soi rọi dưới nhiều con mắt. Tuy nhiên, cả hai hoạt động này đối với TĐKTNN tại Việt Nam đều không đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo thống kê, từ khi Vinashin bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006 cho tới khi mọi việc xấu bị đưa ra ánh sáng, đã có ít nhất 7 cuộc thanh kiểm tra chính thức từ các đơn vị có thẩm quyền đối với Vinashin18

nhưng khơng có sai phạm nào được đề cập cụ thể, mọi việc đều “tốt đẹp.” Chức năng tham mưu của các bộ phận cho Chính phủ đã khơng hồn thành nhiệm vụ dẫn tới việc Chính phủ thực hiện chưa được đầy đủ nhiệm vụ giám sát của mình đối với Vinashin nói riêng và các TĐKTNN nói chung. Những sai phạm của Vinashin không hề nhỏ, hệ lụy mà những sai phạm không được phát hiện này để lại cũng rất lớn thế nhưng trách nhiệm của đơn vị thực hiện thanh tra vẫn khơng hề được nhắc tới hoặc dù có bị kiểm điểm dư luận cũng chưa giám sát được.

Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam trực thuộc Quốc hội và về lý thuyết được phép tiến hành kiểm tốn đối với bất kì đơn vị nào. Tuy nhiên trường hợp Vinashin lại không như vậy. Kiểm toán Nhà nước chưa hề thực hiện được bất kì cuộc kiểm tốn nào đối với tập đồn này cho tới thời điểm mọi việc bị đưa ra ánh sáng vì chức năng và quyền hạn của Kiểm tốn Nhà nước hồn tồn khơng được thể hiện đầy đủ. Dù đã lập kế hoạch kiểm toán Vinashin nhiều lần nhưng Kiểm toán Nhà nước đều phải cắt đi do trùng với thời điểm Thanh tra Chính phủ kiểm tra tập đoàn này. Mặc dù độc lập về chức năng, nhiệm vụ nhưng, theo lý giải của Kiểm toán Nhà nước, cơ chế kiểm tốn và thanh tra có tương quan chặt chẽ, khi Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra thì Kiểm tốn Nhà nước dừng lại. Thậm chí ngay cả khi khơng có thanh tra thì Kiểm tốn Nhà nước lại nhận được đề nghị hoãn để doanh nghiệp tập trung sản xuất. Vì lẽ đó trong tồn bộ thời gian sai phạm của mình, Vinashin đã khơng phải chịu một đợt kiểm tốn nào.

Hai hoạt động kiểm tra giám sát của Chính phủ và kiểm tốn của Quốc hội một khi không thể hoặc thực thi yếu đã làm trách nhiệm giải trình hướng lên trên trở nên kém minh bạch hơn đồng thời tính chịu trách nhiệm bị bào mòn. Điều này dẫn tới việc đảm bảo trách nhiệm giải

trình hướng lên trên và hướng xuống dưới không được xem xét đúng mức như cần phải có nhằm đạt được quản trị hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)