Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 48 - 51)

Chương 6 Phân tích và khuyến nghị

6.3. Khuyến nghị chính sách

Các khuyến nghị chính sách tập trung theo hướng giảm dần sự ảnh hưởng của DNNN nói chung và TĐKTNN nói riêng đối với nền kinh tế đồng thời gia tăng trách nhiệm giải trình của những đơn vị này.

Khuyến nghị 1. Dần đưa các DNNN và TĐKTNN gần hơn với vị thế là những đơn vị

phục vụ sửa chữa thất bại thị trường hoặc ít nhất cũng theo thơng lệ quốc tế. Cụ thể: (1) cổ phần hóa những TĐKTNN không được sự ủng hộ về mặt lý thuyết kinh tế như đã phân tích trong Chương 3. ; (2) nghiên cứu kỹ về cách thức hoạt động của các DNNN tại những nước có nền quản trị cơng tiên tiến và những nước có điều kiện tương tự như Việt Nam để đưa DNNN Việt Nam theo mơ hình tối ưu nhất có thể, cắt giảm những thành phần trực tiếp cạnh tranh với khu vực khác hoặc những phần việc mà thành phần kinh tế khác có thể thực hiện tốt.

“quả đấm thép” là TĐKTNN và Tổng công ty cần được nghiên cứu kỹ càng hơn, đặc biệt là đưa ra các biện pháp quản trị hiệu quả; tránh trường hợp như Vinashin hay Vinalines. Bên cạnh đó, việc coi những TĐKTNN là cơng cụ điều tiết kinh tế vĩ mô cần được xem xét một cách nghiêm túc trên khía cạnh chi phí – lợi ích. Như đã thấy, lợi ích của những Vinashin hay Vinalines có thể chưa được xã hội biết tới nhưng chi phí để giải quyết hậu quả lại quá lớn và cả xã hội đều thấy một cách rõ rệt, thậm chí phản ứng gay gắt.

Khuyến nghị 3. Quyết liệt tái cấu trúc các DNNN, đặc biệt là TĐKTNN, theo hướng

thoái vốn khỏi tất cả những ngành kinh doanh không cốt lõi để giảm ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Tái cơ cấu phải đi kèm với lộ trình cụ thể và nghiêm ngặt. Thật vậy, những đề án tái cấu trúc hiện nay vẫn mới chỉ có lộ trình mà chưa có cơ chế thưởng phạt và những mốc mục tiêu đạt được cụ thể để từ đó có cơ sở thực thi chính sách thưởng phạt. Chỉ khi có chế tài cụ thể thì q trình tái cấu trúc mới có thể tiến hành hiệu quả.

Khuyến nghị 4. Để nâng cao minh bạch thông tin đối với khối TĐKTNN, có thể yêu

cầu các đơn vị này phải cơng bố báo cáo tài chính thường niên được kiểm toán bởi bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên, như đã thấy trong trường hợp Vinashin, kiểm tốn độc lập khơng chắc lúc nào cũng đã hoạt động hiệu quả. Trong cùng quãng thời gian 2006 – 2009 với các cuộc thanh, kiểm tra của Chính phủ và các Bộ, cơng ty kiểm tốn KPMG cũng đã thực hiện kiểm toán mỗi năm một lần nhưng khơng có cơng bố về sai sót. Lý do có thể ảnh hưởng tới cơng tác kiểm tốn độc lập là họ khơng đủ quyền để yêu cầu đầy đủ hồ sơ, nếu thiếu họ chỉ có thể đưa ra các ngoại trừ. Điều này đặt ra thách thức mới rằng không phải cứ cơng bố báo cáo tài chính có kiểm tốn là sẽ đạt được minh bạch trong hoạt động. Do vậy cần có lộ trình để đẩy yêu cầu lên một mức cao hơn là bắt buộc các TĐKTNN cổ phần hóa và niêm yết doanh nghiệp mẹ, dù chỉ là một lượng cổ phần nhỏ. Việc niêm yết sẽ làm động cơ sai phạm trong đầu tư và quản lý vốn giảm đi và nếu có sai phạm thì hậu quả chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều do cả xã hội đều được biết thông tin. Như vậy, với việc yêu cầu các TĐKTNN cổ phần hóa và niêm yết, minh bạch sẽ cao hơn dẫn tới trách nhiệm giải trình được xác lập đầy đủ hơn.

Khuyến nghị 5. Về vấn đề thanh tra và kiểm toán, cần xác lập một cơ chế làm việc cụ

hoạch của bên cịn lại thay đổi. Trong trường hợp có sự trùng lặp do đột xuất, mọi việc vẫn cần được tiến hành theo kế hoạch. Thêm nữa, sau khi có kết luận thanh tra và kiểm tra, các báo cáo phải được cơ quan có thẩm quyền cơng bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng trong vịng 01 tháng để đảm bảo tính thời sự và đa số mọi người được biết. Khơng nên để tình trạng như hiện nay, tìm kiếm các báo cáo thanh tra và kiểm tốn rất khó khăn, nhiều khi phải chờ đợi các kỳ họp Quốc hội để được tiếp cận thông tin.

Khuyến nghị 6. Quốc hội cần thực thi quyền giám sát mạnh mẽ hơn nữa, ít nhất định kỳ

mỗi kỳ họp yêu cầu Chính phủ cung cấp báo cáo về tình hình sử dụng vốn, đầu tư và quản trị tại các TĐKTNN. Những báo cáo này cũng cần phải được công bố rộng rãi để người dân có thể giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước, vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình (Trang 48 - 51)