Tiếp cận đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 43 - 48)

2.3. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Cà Mau (giai đoạn 2006 –

2.3.2. Tiếp cận đất đai

Chỉ số tiếp cận đất đai năm 2016 tăng 15 bậc so với năm 2015, xếp hạng 17/63 tỉnh, thành; là chỉ số có số điểm cao hơn điểm trung vị của cả nước 32. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng rủi ro bị thu hồi đất của họ ở mức cao (1,74 điểm). Trong trường hợp xấu nhất nếu bị thu hồi, chỉ 24,64% doanh nghiệp tin tưởng sẽ được đền bù thỏa đáng, trong khi năm 2015 là 27,14%.

Bên cạnh đó, có một số chỉ tiêu chưa được cải thiện như: diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ chiếm 88,19%; 35,38% doanh

nghiệp có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khơng có do thủ tục hành chính rườm rà hoặc lo ngại cán bộ nhũng nhiễu.

Từ phân tích nêu trên cho thấy, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai vẫn cịn khó khăn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư của tỉnh Cà Mau vẫn cịn nhiều hạn chế, hầu hết các khu cơng nghiệp chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, thiếu quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều vướng mắc trong áp dụng cơ chế, chính sách; thời gian thực hiện kéo dài, chi phí cao; thiếu vốn, năng lực một số chủ đầu tư và nhà thầu thi công chưa cao.

2.3.3. Tính minh bạch

Chỉ số tính minh bạch năm 2016 tăng 4 bậc so với năm 2015 nhưng xếp hạng 53/63 tỉnh, thành 33. Đây là một trong hai chỉ tiêu xếp hạng thấp nhất của tỉnh Cà Mau, (chỉ số đào tạo lao động xếp hạng 63/63). Trong đó, những điểm yếu nhất là khó tiếp cận các tài liệu pháp lý, tài liệu quy hoạch; có 77,42% doanh nghiệp cho rằng cần mối quan hệ để có được các tài liệu của tỉnh; 59,34% cho rằng thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh.

33 http://pci2016.pcivietnam.vn/

Ngoài ra, việc công khai minh bạch các tài liệu về ngân sách; thơng tin về cơ chế, chính sách trên Cổng Thơng tin điện tử của tỉnh nói chung và trên các Trang Thơng tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nói riêng chưa tốt; hầu hết các chỉ tiêu này đều thấp hơn điểm trung bình của cả nước. Về vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trẻ trong việc xây dựng và phản biện các chính sách của tỉnh chưa được chú trọng; việc tham gia, phản biện chưa tích cực, thiếu tập trung và hiệu quả thấp, chưa đáp ứng tốt vai trò là tổ chức đại diện hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

2.3.4. Chi phí khơng chính thức

Chỉ số chi phí khơng chính thức tiếp tục tăng điểm, tăng 15 bậc, xếp hạng 14/63; hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều có chuyển biến tích cực. Điều đó khẳng định việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơng nghệ thơng thơng trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và quản lý, giám sát cán bộ, công chức làm việc qua hệ thống camera đã phát huy tác dụng, khắc phục được trình trạng quan liêu, tham nhũng, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn 4,88% doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí khơng chính thức; 57,61%% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường trả chi phí khơng chính thức; 79,89% doanh

nghiệp cho rằng các khoản chi phí khơng chính thức ở mức chấp nhận được; 54,43% cho rằng công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí khơng chính thức; tỷ lệ nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là 55,68% 34.

2.3.5. Thiết chế pháp lý

Đây là chỉ số tăng nhiều nhất trong năm 2016, tăng 25 bậc so với năm 2015, xếp hạng 21/63 35. Trong đó, có nhiều chỉ số đánh giá chuyển biến tích cực như: Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ; các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện; khi có tranh chấp Tịa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật; Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng,..

Điều này cho thấy, các cơ quan tư pháp, đặc biệt là hệ thống tịa án các cấp của tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác xét xử, nhất là các vụ kiện kinh tế được đưa ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, số lượng các vụ việc tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế tỉnh thụ lý còn nhiều, doanh nghiệp vẫn cịn tốn nhiều chi phí và mất nhiều thời gian trong việc giải quyết tranh chấp các vụ kiện tại tịa. Mặt khác, chỉ có 33,33% doanh nghiệp sử dụng tịa án để giải quyết tranh chấp, từ đó cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào tịa án các cấp chưa cao; có 72,41% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tồ án là cơng bằng; 60,47% cho rằng phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng.

2.3.6. Cạnh tranh bình đẳng

Đây là tiêu chí mới, chỉ đưa vào đánh giá từ năm 2013, nhưng những năm qua chỉ số này tại tỉnh Cà Mau có sự cải thiện đáng kể, riêng năm 2016 tăng 21 bậc, xếp hạng 6/63. Từ đó cho thấy, tỉnh Cà Mau đã thực hiện tốt việc công khai, minh bạch về các chủ trương, dự án mời gọi đầu tư; trong q trình nắm bắt thơng tin, tiếp cận đất đai, thực hiện thủ tục đầu tư dự án, thực hiện các chính sách ưu đãi đến q trình giải quyết thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đều được tỉnh Cà Mau đối xử bình đẳng và thực hiện đúng theo quy định pháp luật; tỉnh luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cạnh tranh bình đẳng.

34 http://pci2016.pcivietnam.vn/

2.3.7. Tính năng động

Chỉ số tính năng động năm 2016 giảm 08 bậc so với năm 2015, xếp hạng 34/63 36. Theo đó, 24% cho rằng tỉnh tiếp tục có sự ưu ái đối với các tổng cơng ty, tập đoàn Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; 31% cho rằng ưu tiên giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp FDI… hơn doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp cũng cho rằng, có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở, ngành; lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng đắn nhưng không thực hiện tốt ở cấp huyện; 40% doanh nghiệp cho rằng phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ ràng trong chính sách, văn bản của Trung ương: “Trì hỗn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “ khơng làm gì” tăng 5,45% so với năm 2015.

70,24% doanh nghiệp cho rằng Ủy ban nhân dân tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân; bên cạnh đó, có 51,25% đánh giá Ủy ban nhân dân tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Cả hai chỉ tiêu này đều thấp hơn điểm trung bình cả nước.

Nhìn chung, chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh chậm cải thiện, mặc dù lãnh đạo tỉnh luôn qua tâm đến doanh nghiệp nhưng đơi khi cấp tham mưu cịn thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thật sự quan tâm đến những hoạt động kinh doanh cũng như những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xử lý những vướng mắc,

kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa được chặt chẽ, giải quyết chưa kịp thời, thời gian kéo dài... đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)