Đào tạo lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 49 - 50)

2.3. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Cà Mau (giai đoạn 2006 –

2.3.10. Đào tạo lao động

Đây là chỉ số trong một thời gian dài không cải thiện, với xuất phát điểm vào năm 2006 là 5.26 điểm nhưng đến năm 2016 chỉ còn 4.46 điểm, xếp hạng 63/63 tỉnh, thành 39. Trong 11 chỉ tiêu đánh giá thì có tới 07 chỉ tiêu có chuyển biến tiêu cực; mặc dù tỉnh có nguồn lao động rất dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 37,7%, trong khi trung bình của cả nước là 53%.

Qua đó cho thấy, đào tạo lao động của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt thấp, tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chun mơn, lành nghề... Điều này làm nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tuyển dụng

38 Nguồn từ Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 của VCCI

lao động hoặc có trường hợp đã được tuyển dụng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, phải đào tạo lại tốn kém thời gian và chi phí.

Lao động tỉnh Cà Mau chủ yếu làm nông nghiệp, quen tác phong làm việc tự do, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp, hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên gặp khó khăn về cạnh tranh trên thị trường lao động và phân công lao động xã hội. Đây là cản trở lớn trong tiến trình cơng nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)