Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 50)

2.4.1. Những chuyển biến tích cực trong việc cải thiện mơi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Cà Mau

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản liên quan quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từng bước được hoàn thiện, phục vụ tốt yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; đồng thời, tạo khn khổ pháp lý trong q trình thực thi của người dân, doanh nghiệp.

- Cơng tác cải cách thủ tục hành chính được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đã gom đầu mối tiếp nhận và trả kết quả theo mơ hình Trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh, Bộ phận Một cửa hiện đại cấp huyện, qua đó khắc phục được tình trạng người dân, doanh nghiệp đi lại nhiều cơ quan, đơn vị như trước đây, giảm được thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 20 - 30%; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là việc cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; ứng dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý, kiểm soát q trình giải quyết thủ tục hành chính; quản lý cán bộ, công chức qua hệ

thống camera giám sát,.. qua đó, nâng cao chất lượng phục vụ và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, tham nhũng của cán bộ, cơng chức.

- Thủ tục hành chính được rà sốt, sửa đổi, bổ sung, cơng bố kịp thời, nhằm phục vụ tốt nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện của người dân, doanh nghiệp; tỷ lệ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trước hạn và đúng hạn đạt trên 98%; khắc phục khơng cịn tình trạng doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động.

- Thực hiện tốt việc niêm yết công khai minh bạch các văn bản, tài liệu, thủ tục hành chính, các dự án đầu tư, dự án mời gọi đầu tư, chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các địa bàn, dự án đầu tư,...trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cập, cạnh tranh bình đẳng.

- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được tăng cường đầu tư nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư được triển khai đồng bộ gắn với việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số tồn tỉnh, có khoảng 37,7% lao động đã qua đào tạo, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tuyển dụng lao động.

- Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư cả về cơ chế, chính sách, tiếp cận đất đai, vay tín dụng đến giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời đối thoại, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp thông qua việc tọa đàm, đối thoại của lãnh đạo tỉnh theo định kỳ hàng năm và gặp gỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư vào thứ bảy hàng tuần tại Quán cà phê Doanh nhân.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế, bất cập từ những quy định của pháp luật

Thứ nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về địa bàn ưu đãi đầu tư

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 thì địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Như vậy có 02 nhóm xác định địa bàn ưu đãi đầu tư theo đơn vị hành chính và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu

kinh. Tuy nhiên, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ (tại Khoản 2 Điều 16) quy định Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng ưu đãi lại gắn theo địa bàn kinh tế - xã hội. Theo danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ thì các khu cơng nghiệp của tỉnh Cà Mau đều được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, do đó được hưởng chung chính sách ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quy định này khơng làm hấp dẫn đối với thu hút đầu tư vào khu công nghiệp vì chính sách ưu đãi giữa trong và ngồi khu cơng nghiệp là giống nhau, vì cùng nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong khi Luật Đầu tư đã quy định khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi khác với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội. Trong khi việc áp dụng ưu đãi phải căn cứ quy định pháp luật, các địa phương không được ban hành mức ưu đãi cao hay thấp hơn quy định chung của cả nước.

Thứ hai, vướng mắc trong ưu đãi tiền thuê đất

Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, đối với phần diện tích th đất trả tiền th đất hàng năm thì tổ chức, người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì tổ chức, người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho th lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp. Nguyên tắc miễn giảm tiền thuê đất chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất.

Tuy nhiên, do điều kiện các khu công nghiệp của tỉnh Cà Mau chưa có chủ đầu tư hạ tầng nên để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, Nhà nước tiếp nhận dự án và cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuê trực tiếp (không qua các công ty làm chủ đầu tư hạ tầng). Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được Nhà nước áp dụng miễn giảm tiền thuê đất theo quy định Luật Đất đai. Như vậy, so với quy định của pháp luật đất đai quy định đất

trong khu cơng nghiệp thì ở đây thiếu một chủ thể là các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu cơng nghiệp. Mặt khác, do chưa có chủ đầu tư hạ tầng và đất khu công nghiệp chưa được bồi thường giải phóng mặt bằng nên nhà đầu tư phải tự thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với dân mà chi phí khá lớn theo giá thị trường so với giá đất Nhà nước quy định.

Thứ ba, quy định chưa phù hợp với thực tế và hạn chế đối thủ cạnh tranh

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính cơng ích; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng áp dung là “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Bưu chính”. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể đối tượng áp dụng là: “Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều đơn vị thực hiện dịch vụ bưu chính, điển hình như: Viettelpost, Bưu điện,.... nếu quy định chỉ giao cho hệ thống bưu điện thực hiện sẽ dẫn đến độc quyền, khơng tạo ra cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, từ đó chất lượng dịch vụ bị hạn chế, mức phí cao do thiếu tính cạnh tranh.

Đối với tỉnh Cà Mau, hiện nay có hai đơn vị thực hiện dịch vụ bưu chính gồm: Viettelpost Cà Mau, Bưu điện tỉnh nhưng theo quy định nêu trên thì chỉ cho hệ thống bưu điện tham gia thực hiện. Từ đó, dẫn đến nhiều hệ lụy như: thời gian luân chuyển hồ sơ, trả kết quả của bưu điện bị kéo dài từ 02 - 04 ngày, lệ phí tính theo trọng lượng hồ sơ với mức phí khá cao; trong khi đó Viettelpost Cà Mau chỉ thực hiện với thời gian từ 01 - 02 ngày, mức phí từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/hồ sơ (khơng tính trọng lượng). Điều đó, làm ảnh hưởng đến chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, chưa thật sự tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá

trình thực hiện thủ tục hành chính, do thời gian thực hiện cịn phải kéo dài, chi phí cao; chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp tham gia để tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm phục vụ người dân doanh nghiệp tốt nhất.

Thứ tư, chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các trường hợp vi phạm về

ban hành thủ tục hành chính, cơng bố công khai thủ tục hành chính khơng đúng quy định

Theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính; Thơng tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm sốt thủ tục hành chính quy định các thủ tục hành chính đều phải niêm yết, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính chậm nhất là 05 ngày làm việc tính đến ngày văn bản ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, trong thực tế có xảy ra một số trường hợp như: Khi Bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính nhưng chậm gửi đến địa phương, khi nhận được văn bản thì văn bản đó đã có hiệu lực từ lâu rồi, do đó địa phương khơng thể cơng bố đúng theo quy định. Hoặc Bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính nhưng khơng đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, cụ thể như: thiếu tờ khai, biểu mẫu kèm theo (đối với thủ tục hành chính có kèm theo tờ khai, biểu mẫu), khơng xác định thời gian giải quyết (điển hình là thủ tục thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự tại Quyết định số 1997/QĐ-BTP ngày 27/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp),... Từ đó gây nhiều khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện, do không đủ điều kiện để cơng bố thực hiện.

Qua rà sốt các quy định pháp luật hiện hành, khơng có quy nào quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi nêu trên. Riêng tại Điều 33 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ chỉ quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Nội dung này quy định quá chung chung, chưa được cụ thể hóa bằng những chế tài, quy định cụ thể, do đó trong thực tế chưa có ai bị kiểm điểm xử lý đối với

trường hợp chậm gửi văn bản, ban hành văn bản quy định thủ tục hành chính nhưng chưa đảm bảo các yêu cầu theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ; chậm cơng bố thủ tục hành chính,... nếu có chỉ dừng ở mức nhắc nhở, phê bình. Từ đó, làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, làm cho nền hành chính trì trệ, hoạt động kém hiệu quả.

Thứ năm, những rào cản từ những quy định chưa thống nhất

Theo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế phối hợp thực hiện trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau thì thời gian phối hợp thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là 19 ngày làm việc. Tuy nhiên, tại Quyết định số 1251/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lại quy định trường hợp này thực hiện 12 ngày làm việc. Vì vậy, thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh (văn bản quy phạm pháp luật) hay văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (văn bản cá biệt).

Trong thực tế, một số cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, còn một số cơ quan căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện. Bên cạnh đó, có rất nhiều nội dung của hai văn bản này “chênh nhau”, đặc biệt là thời gian giải quyết thủ tục hành chính cửa từng cơ quan, đơn vị; từ sự mâu thuẫn, chồng chéo đó dẫn đến các cơ quan, đơn vị đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong q trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Tại Khoản 3, Điều 10 Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng. Theo đó, quy định các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các Khu kinh tế, ... có trách nhiệm ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Đây là quy định chưa phù hợp với thực tế, do tính khả thi khơng cao, khơng có chế tài xử lý nếu các cơ quan có liên quan chậm trễ trong việc thực hiện, dẫn đến một số hồ sơ liên thông xử lý trễ hạn, gây bức xúc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư, thuế, đất đai.

2.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế từ quá trình thực thi pháp luật

Thứ nhất, thủ tục hành chính ở một vài đơn vị chưa được niêm yết công khai

không xác định thời gian thực hiện; một số cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa chưa am hiểu sâu về chuyên môn; việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa còn hạn chế và vẫn còn 14,63% doanh nghiệp phải chờ đợi hơn một tháng để hồn tất các thủ tuc hành chính để bắt đầu hoạt động.

Thứ hai, cơ quan chủ trì giải quyết thủ tục đầu tư chưa thật sự chủ động tháo

gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, cịn đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan phối hợp; mặt khác, các cơ quan phối hợp thiếu chủ động, chậm tham mưu phối hợp thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)