Nhóm các giải pháp về hoàn thiện quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 58 - 61)

2.5. Các giải pháp pháp lý, thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh

2.5.1. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện quy định pháp luật

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn

- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về 'Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo đó, xác định rõ mơ hình tổ chức một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ về tổ chức bộ máy cũng như chức năng, nhiệm vụ, cơ chế tổ chức hoạt động, nhằm đáp ứng chủ trương cải cách hành chính và hướng tới xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân.

- Sửa đổi quy định tại Khoản 3, Điều 10 Quyết định số 60/QĐ -UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng “Chủ tịch Ủy ban nhân

dân tỉnh sẽ ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính liên thơng” thay cho quy định “do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

tỉnh, Ban Quản lý các Khu kinh tế,... ban hành) nhằm nâng cao hiệu lực và đảm bảo

tính khả thi trong thực tế, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan phối hợp thực hiện.

- Ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế phối hợp thực hiện trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau để cho phù hợp với tinh thần Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định tại Quyết định này với các văn bản khác có liên quan do Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực tế

- Cần phải quy định chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm như: không công khai minh bạch, chậm công khai minh bạch các tài liệu theo quy định phải công khai minh bạch.Cụ thể: sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm sốt thủ tục hành chính quy định về chế tài xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với những trường hợp như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính nhưng khơng đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/QĐ- TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng mở rộng đối tượng thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính. Vì nếu chỉ áp dụng và chỉ định duy nhất bưu điện tỉnh, thành phố thực hiện sẽ dẫn đến độc quyền, không tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, từ đó chất lượng dịch vụ bị hạn chế, mức phí cao do thiếu tính cạnh tranh; hậu quả cuối cùng là người dân, doanh nghiệp chịu thiệt, còn đơn vị được chỉ định thực hiện dịch vụ thì hưởng lợi.

Thứ ba, ban hành mới quy định của tỉnh để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định rút ngắn thời gian thực hiện đối với những thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực như: Đầu tư

(chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 30% thời gian giải quyết so với quy định chung của Chính phủ), đăng ký kinh doanh (thành lập mới doanh nghiệp không quá 02 ngày – quy định chung là 03 ngày), đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất không quá 20 ngày; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất khơng q 18 ngày,..), xây dựng (cấp phép xây dựng không quá 12 ngày),… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá thực hiện các thủ tục đầu tư tại tỉnh.

- Hội đồng nhân dân tỉnh cần phải ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo hướng: Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai. Ngồi ra, cịn được hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn, vật nổ; hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phí sử dụng hạ tầng, khảo sát đầu tư, kinh phí lập quy hoạch chi tiết và trích đo địa chính, giải quyết thủ tục hành chính và các hỗ trợ khác như: đào tạo lao động, hỗ trợ khuyến công, xúc tiến thương mại, pháp lý doanh nghiệp, hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các dự án lĩnh vực xã hội hóa, hỗ trợ tín dụng đầu tư và các hỗ trợ khác theo quy định pháp luật.

- Theo quy đinh Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017, tại Khoản 2 Điều 11 quy định: Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá cho thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Vì vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh cần phải ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào các khu, cụm cơng nghiệp.

Theo đó, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mức hỗ trợ là 50% giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp theo đơn giá được phê duyệt. Thời gian hỗ trợ tối đa là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng. Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh

nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện thông qua việc bù giá cho các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số khía cạnh pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại tỉnh cà mau (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)