Quan điểm của Hackman và Oldham (1980)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM , luận văn thạc sĩ kinh tế 002 (Trang 34 - 35)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Các lý thuyết về nhu cầu cá nhân:

2.2.6 Quan điểm của Hackman và Oldham (1980)

Hackman và Oldham cho rằng bản thân cơng việc có những đặc trưng thiết yếu của nó. Những đặc trưng đó có thể sẽ làm cho bản thân cơng việc đó tồn tại một động lực nội tại và người lao động sẽ được kích thích tăng năng suất làm việc tùy theo bản thân mỗi công việc. Các đặc trưng thiết yếu đó là những gì nhân viên mong muốn khi làm việc.

Được phản hồi từ công việc: thể hiện nhân viên có được những thông tin rõ

ràng về hiệu quả của cơng việc mình thực hiện, trực tiếp hay gián tiếp từ công việc. Sự phản hồi mang lại sự nhận thức về kết quả công việc của nhân viên.

Sự tự chủ: thể hiện nhân viên cần nhận thấy rằng kết quả của công việc phụ

thuộc rất nhiều vào những nỗ lực, những sáng kiến và các quyết định của chính họ. Từ đó, nhân viên sẽ có trách nhiệm lớn hơn đối với kết quả công việc

Sự đa dạng của kỹ năng: thể hiện khi nhân viên được giao những công việc

đòi hỏi kỹ năng hay khả năng, họ sẽ cảm nhận được ý nghĩa cơng việc.

Cơng việc có kết quả nhìn thấy rõ: cơng việc giao cho nhân viên phải là cơng

việc có bắt đầu và kết thúc với một kết quả rõ ràng, nhìn thấy được. Nhân viên sẽ quan tâm đến công việc nhiều hơn khi họ đảm nhận tồn bộ cơng việc hơn là khi họ làm những công việc mà trách nhiệm chồng chéo với những người khác và kết quả không rõ ràng. Tầm quan trọng của công việc: nhân viên phải thấy được mức độ ảnh hưởng của cơng việc của mình đối với người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM , luận văn thạc sĩ kinh tế 002 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)