Chỉ số phát triển con người HDI của UNDP là một đo lường tổng kết cho việc đánh giá tiến trình lâu dài ở ba xu hướng cơ bản của sự phát triển con người: một đời sống thọ và lành mạnh, đánh giá về kiến thức và một tiêu chuẩn sống tốt. Để đánh giá tiến trình cho chỉ số HDI, báo cáo năm 2013 bao gồm dữ liệu thu thập tính tốn từ năm 1980 đến 2012. Đánh giá về kiến thức được đo lường bởi: i) số năm trung bình đến trường cho dân số trưởng thành, là số năm trung bình tham gia giáo dục trong cuộc đời của những người từ 25 tuổi trở lên; và ii) tổng số năm đến trường mong đợi có được cho trẻ con được tính từ độ tuổi đến trường. Tiêu chuẩn sống được đo lường bởi GNI theo đầu người với năm mốc là 2005 với PPP.
Việt Nam
Giá trị HDI của Việt Nam năm 2012 là 0.617 thuộc nhóm phát triển con người mức trung bình, đứng thứ 127 trong tổng số 187 quốc gia được đánh giá và xếp hạng. Qua xem xét tiến trình của Việt Nam ở mỗi một chỉ số HDI thì từ năm 1980 đến 2012, triển vọng cuộc sống (life expentancy at birth) của Việt Nam tăng 19,7 năm, số năm trung bình đến trường (mean years of schooling) tăng 1,2 năm và số năm mong đợi đến trường (expected years of schooling) tăng 3,2 năm. GNI của Việt Nam trên đầu người tăng khoảng 251% từ 1980 đến 2012. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2012, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc có tăng trưởng HDI như hình sau:
Hình 2.2. Xu hướng HDI của Việt Nam từ năm 1990-2012
“Nguồn: Human Development Report 2013 của UNDP” [23]
Ấn Độ, Campuchia, Lào mặc dù cùng là những quốc gia được sắp vào loại các quốc gia phát triển mức độ trung bình bởi UNDP nhưng đều có giá trị HDI thấp hơn Việt Nam. Trong đó vấn đề CSR đáng kể đóng góp vào kết quả HDI là tình trạng sử dụng lao động trẻ em tràn lan ở những nước này. Nghèo đói và thiếu những an tồn xã hội là những ngun nhân chính của tình trạng sử dụng lao động trẻ em. Việc gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo, việc tư nhân hóa những dịch vụ cơ bản là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thất nghiệp và thiếu thốn các nhu cầu cơ bản ở Ấn Độ. Tình trạng lao động trẻ em phổ biến ở những quốc gia này không những là vấn đề bóc lột lao động mà cịn bởi những vấn đề xã hội phức tạp bao gồm hệ thống giáo dục yếu kém và tỷ lệ nghèo đói cao. Do đó, mức độ giáo dục cao ở Việt Nam cũng góp phần giải thích việc cam kết về tuân thủ thuê mướn lao động so với những quốc gia khác.
Khi so sánh với những quốc gia được xếp vào loại có nền kinh tế mới phát triển nhanh bao gồm Colombia, Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi theo UNDP thì mặc dù Việt Nam có chỉ số HDI thấp nhất nhưng chỉ số về triển vọng đời sống lại đứng cao nhất. Chỉ số triển vọng đời sống cao chỉ thị cho tiêu chuẩn sống cao hơn, trái lại
khi tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển hơn thì vấn đề bóc lột lao động trẻ em sẽ xảy ra nhiều hơn.
Indonesia
Giá trị HDI của Indonesia năm 2012 là 0.629, thuộc nhóm phát triển con người mức trung bình, đứng thứ 121 trong tổng số 187 quốc gia được đánh giá và xếp hạng.
Qua xem xét tiến trình của Indonesia ở mỗi một chỉ số HDI thì từ năm 1980 đến 2012, triển vọng cuộc sống của Indonesia tăng 12,2 năm, số năm trung bình đến trường tăng 2,7 năm và số năm mong đợi đến trường tăng 4,6 năm. GNI của Indonesia trên đầu người tăng khoảng 225% từ 1980 đến 2012.
Năm 2012, Indonesia đã có nhiều nổ lực để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em. Chính phủ đã phê chuẩn hai nghị định về quyền trẻ em cũng như tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trẻ em và tiếp tục mở rộng những chương trình xã hội về giáo dục cho trẻ em nghèo. Tuy nhiên, số trẻ em tự kiếm sống đã không được bảo vệ bởi luật pháp. Lao động trẻ em tiếp tục xảy ra ở các hoạt động thuê mướn nguy hiểm trong nông nghiệp và công việc nhà.
2.1.3.4 Kết luận
Qua những bằng chứng cụ thể nêu trên về việc chứng minh cho sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật của Chính phủ, niềm tin về tôn giáo và mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa Indonesia và Việt Nam nên cần thiết phải kiểm định lại mơ hình về xác định những yếu tố ảnh hưởng đến những mong đợi và đánh giá của người tiêu dùng hướng đến các hoạt động CSR: trường hợp một công ty MNC ở Việt Nam.