Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số nhận xét so với các kết quả nghiên cứu trước đây. Đầu tiên, kết quả đánh giá ủng hộ cho nhận định là các kết quả tài chính trong quá khứ và các cam kết mang giá trị đạo đức của cơng ty có những ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận của người tiêu dùng khi đánh giá về các hoạt động CSR của công ty. Kết quả này phù hợp với những kết luận tìm thấy trong nghiên cứu “Cảm nhận của người tiêu dùng về mối quan hệ nhân quả của các hoạt động trách nhiệm xã hội - CSR” của Stanaaland, Lwin và Murphy (2011) và nghiên cứu “Mối quan hệ nhân quả của những mong đợi và đánh giá của người tiêu dùng hướng đến các hoạt động CSR: trường hợp nghiên cứu cho một công ty đa quốc gia ở Indonesia” của Imam Salehudin (2012). Điều đó cho thấy người tiêu dùng ở Việt Nam cũng dần quan tâm đến khía cạnh trách nhiệm xã hội của các cơng ty đa quốc gia qua đánh giá các kết
+0.508 +0.422 +0.422 +0.3 - 0.465 -0.373 +0.523 +0.366 +0.351 +0.529 Danh tiếng Niềm tin Nhận thức rủi ro Lòng trung thành Kết quả tài chính quá khứ Tuân thủ các hoạt động CSR Cảm nhận của người tiêu dùng hướng đến… Những Cam kết về đạo đức
Kết quả thứ hai cũng cho rằng việc đánh giá về sự tuân thủ CSR sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của cơng ty và lịng tin, lịng trung thành của người tiêu dùng cũng như có ảnh hưởng gián tiếp đến lịng trung thành của người tiêu dùng thông qua danh tiếng công ty và niềm tin. Điều này phù hợp với những kết luận tìm thấy trong nghiên cứu của Stanaaland, Lwin và Murphy (2011). Cảm nhận về sự tuân thủ các khía cạnh CSR của người tiêu dùng sẽ đóng góp vào xu hướng bền vững của cơng ty. Kết quả này cũng được nhắc đến trong các nghiên cứu của Susanto (2009) là nếu công ty thực hiện tốt các hoạt động CSR có thể gia tăng danh tiếng của công ty trong mắt người tiêu dùng. Tiếp theo là việc đánh giá tuân thủ các hoạt động CSR sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến cảm nhận rủi ro khi mua sản phẩm của người tiêu dùng thông qua danh tiếng công ty và niềm tin của người tiêu dùng. Điều này phù hợp với những kết quả nghiên cứu của Stanaaland, Lwin và Murphy (2011) và Imam Salehudin (2012). Mặc dù kết quả phân tích hồi quy cho rằng mơ hình là phù hợp nhưng mức độ tác động khơng mạnh. Điều đó cho thấy, chỉ có thiểu số trong nhóm khảo sát quan tâm đến khía cạnh này.