Phân tích dữ liệu giúp biến dữ liệu sơ cấp thu thập được thành những chứng cứ thống kê có cơ sở cho việc hiểu biết thêm về mối quan hệ cần khảo sát và giúp đưa ra quyết định.
Nghiên cứu tiến hành các bước phân tích sau:
Bước 1:
Khảo sát ý kiến của tất cả nhân viên y tế tuyến trước thuộc Bệnh viện Đa khoa huyện HồngNgự tỉnh Đồng Tháp. Trong số 180 phiếu khảo sát phát ra có 156 phiếu hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được loại ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) version 22.
Thống kê mô tả về cấc đối tượng khảo sát dựa vào dữ liệu thu thập được. Các yếu tố gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác tại bệnh viện.
Bước 3:
Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach ‘s Alpha, Cronbach ‘s Alpha sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến. Những biến đo lường không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Các nhà nghiên cứu đồng ý thang đo được đánh giá tốt khi có hệ số Cronbach ‘s Alpha từ 0.8 trở lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể chấp nhận thang đo có hệ số Cronbach ‘s Alpha từ 0.6 trở lên đối với khái niệm có tính mới (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bước 4:
Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 giới thiệu sơ lược về thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu xác suất, phương pháp nghiên cứu thực hiện cắt ngang thời gian, thiết kế bảng câu hỏi cho thang đo gồm 25 câu hỏi và phương pháp phân tích số liệu với các bước phân tích cụ thể.
Chương 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ những dữ liệu thu thập được của nghiên cứu gồm có thống kê thơng tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu thu thập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp trong tháng 03/2017. Đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát là nhân viên y tế tuyến trước thuộc các khoa lâm sàng và cận lân sàng như: khoa nội nhi nhiễm, khoa khám bệnh, khoa liên chuyên khoa, khoa y dược cổ truyền, khoa hồi sức cấp cứu, khoa chuẩn đốn hình ảnh và xét nghiệm của Bệnh viện với số lượng phiếu kháo sát đạt yêu cầu là 156/180 phiếu.
Bảng 4.1 Thông tin chung về mẫu Giới tính Tỷ lệ % Nam Nữ Số lượng Số Lượng Độ tuổi Dưới 30 29 40 44,23 30 đến 40 33 32 41,67 Trên 40 12 10 14,13 Học vấn Trung cấp 51 36 55,76 Cao đẳng 7 8 9,61 Đại học 28 23 32,69 Sau Đại học 3 0 1,92 Thâm niên Dưới 1 năm 2 2 2,56 1 đến 5 năm 26 28 34,61 5 đến 10 năm 43 43 55,12 Trên 10 năm 3 9 7,69 “Nguồn tác giả, 2017”
Kết quả từ bảng trên cho thấy nghiên cứu có số quan sát là 156. Trong đó khi xét theo từng biến thì kết quả như sau:
Hình 4.1 Biểu đồ thống kê mẫu nghiên cứu theo độ tuổi
Độ tuổi: độ tuổi dưới 30 có 69 người (chiếm 44.23%), độ tuổi từ 30 đến 40 có 65 người (chiếm 41.67%) và trên 40 tuổi có 22 người (chiếm 14.13%). Với 156 quan sát thì số người có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lện cao nhất.
44.23% 41.67% 14.13% Dưới 30 tuổi 30 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi
Hình 4.2 Biểu đồ thống kê nghiên cứu theo học vấn
Trình độ học vấn: Với trình độ trung cấp có 87 người (chiếm tỉ lệ 55.76%), trình độ cao đẳng có 15 người (chiếm tỉ lệ 9.61%), trình độ đại học có 51 người (chiếm tỉ lệ 32.69%), trình độ sau đại học chỉ có 3 người (chiếm tỉ lệ 1.92%). Kết quả cho thấy với 156 quan sát thì đa số nhân viên y tế tuyến trước của Bệnh viện ở trình độ trung cấp.
55.76% 9.61% 32.69% 1.92% Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
Hình 4.3 Biểu đồ thống kê mẫu theo giới tính
Giới tính: tỉ lệ nam chiếm 47.43% với 74 người và nữ có 82 người (chiếm 52.56%). Kết quả cho thấy với 156 mẫu quan sát được chọn ngẫu nhiên thì số lượng nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn.
47.43% 52.56%
Nam Nữ
Hình 4.4 Biểu đồ thống kê theo thâm niên công tác tại Bệnh viện
Thâm niên công tác: Kết quả khảo sát cho thấy thâm niên công tác của các nhân viên y tế tuyến trước của Bệnh viện hầu như có số năm cơng tác trên 1 năm, với số người có thâm niên cơng tác dưới 1 năm chỉ có 4 người (chiếm 2.56%). Số người có thâm niên cơng từ 1-5 năm có 54 người (chiếm tỉ lệ 34.61%). Người có thâm niên từ 5-10 năm chiếm đa số với 86 người (chiếm tỉ lệ 55.12%). Số nhân viên y tế tuyến trước có thâm niên y tế trên 10 năm có 12 người chiếm tỉ lệ (7.69%).
2.56% 34.61% 55.12% 7.69% Dưới 1 năm Từ 1 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm