Phân tích hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của công bằng trong tổ chức đến hành vi công dân của nhân viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 54)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Phân tích hồi qui

cứu tiến hành phân tích hồi qui biến phục thuộc OCB theo các biến độc lập là DJ, PJ, IPJ và IJ. Giá trị của mỗi nhân tố đƣợc dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó để đảm bảo mối tƣơng quan của các nhân tố đƣợc giữ lại trong phân tích hồi qui (Nguyễn và Nguyễn, 2010). Phân tích đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp đƣa vào một lƣợt (Enter). Nghĩa là phần mềm SPSS xử lý tất cả các biến đƣa vào một lần và đƣa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến. Hệ số hồi quy riêng phần đã chuẩn hóa của thành phần nào càng lớn thì mức độ ảnh hƣởng của thành phần đó đến biến phụ thuộc càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hƣởng thuận chiều và ngƣợc lại.

Bảng 4.21: Tóm tắt mơ hình

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số

chuẩn

Durbin-Watson

1 .467 .218 .207 .545 1.1755

Kết quả từ xử lý dữ liệu điều tra của tác giả

Bảng 4.22: Ma trận hệ số hồi qui

Mơ hình Hệ số chƣa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến VIF Hằng số 3.451 .225 15.340 .000 DJ .068 .034 .113 1.970 .050 .843 1.186 PJ .044 .026 .097 1.724 .086 .879 1.137 IPJ .024 .032 .043 .763 .446 .862 1.159 IJ .232 .037 .370 6.301 .000 .803 1.245 Biến phụ thuộc: OCB

Kết quả từ xử lý dữ liệu điều tra của tác giả

- Hệ số R2 bằng 0,218. Điều này có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây giải thích đƣợc 21,8% sự biến thiên của Hành vi công dân trong tổ chức. Hay nói cách khác, mức độ phù hợp của mơ hình là 21,8%. (Xem bảng 4.21)

- Kết quả hồi quy từ bảng 4.22 cho thấy các biến độc lập: DJ, PJ và IJ đều có giá trị Sig. < 0.1 nên có thể khẳng định các biến này đều có ý nghĩa trong mơ hình ở mức độ tin cậy 90%. Riêng biến IPJ có hệ số Sig khá lớn (0,446), điều này có nghĩa là với độ tin cậy 90% thì sự tác động của IPJ lên OCB khơng có ý nghĩa.

- Bên cạnh đó, kết quả cho thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF của các biến có giá trị nhỏ (đạt u cầu (VIF < 10). Vì vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính khơng có hiện tƣợng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập khơng ảnh hƣởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

Với tập dữ liệu thu đƣợc trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và dựa vào bảng kết quả hệ số hồi quy tuyến tính, với độ tin cậy 90% phƣơng trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố của Sự công bằng trong tổ chức và Hành vi cơng dân trong tổ chức có dạng:

OCB = 3,451 + 0.068 DJ + 0,044 PJ + 0,232 IJ + 0,024IPJ

Phƣơng trình hồi qui với hệ số Beta chuẩn hóa có dạng nhƣ sau:

OCB = 0,113 DJ + 0,097 PJ + 0,37 IJ + 0.043 IPJ 4.6. Kiểm định các giả thuyết.

Thực hiện kiểm định các giả thuyết dựa trên kết quả phân tích dữ liệu cho thấy: Căn cứ vào ma trận tƣơng quan, các biến DJ, PJ, IPJ và IJ đều có mối quan hệ với biến OCB với độ tin cậy 95%. Mối quan hệ giữa các biến là tƣơng quan dƣơng. Tuy nhiên, khi thực hiện hồi qui thì kết quả có một số thay đổi. Cụ thể, các giả thuyết H1 và H4 đƣợc chấp nhận với độ tin cậy 95%, giả thuyết H2 chỉ đƣợc chấp nhận với độ tin cậy là 90% do hệ số Sig trong mơ hình hồi qui đạt 0,086. Riêng giả thuyết H3 bị bác bỏ do hệ số Sig đạt giá trị 0,446 > 0,1. (Xem bảng 4.23)

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định các giả thuyết theo mơ hình hồi qui

Giả thuyết Beta Sig Kết luận

H1: Cơng bằng phân phối có tác động tích

cực đến hành vi công dân trong tổ chức.

0,113 0,050 Chấp nhận

H2: Cơng bằng qui trình có tác động tích

cực đến hành vi cơng dân trong tổ chức.

0,097 0,086 Chấp nhận (với độ tin cậy 90%)

H3: Cơng bằng tƣơng tác cá nhân có tác

động tích cực đến hành vi cơng dân trong tổ chức.

0,043 0,446 Bác bỏ

H4: Cơng bằng thơng tin có tác động tích

cực đến hành vi công dân trong tổ chức

0,37 0,000 Chấp nhận

Sự khác biệt về kết quả kiểm định giữa ma trận tƣơng quan và mơ hình hồi qui đƣợc giải thích nhƣ sau: Trong ma trận tƣơng quan, chỉ xét mối tƣơng quan giữa từng cặp biến với nhau, do đó xuất hiện mối tƣơng quan giữa IPJ và OCB. Tuy nhiên, khi sử dụng mơ hình hồi qui, chiều tác động đã đƣợc giả định dựa trên lý thuyết.Ngoài ra, mối quan hệ giữa IPJ và OCB còn chịu sự ảnh hƣởng đồng thời của các biến khác nhƣ DJ, PJ và IJ.Sự xuất hiện của các biến này đã làm thay đổi mối quan hệ giữa hai biến IPJ và OCB.

4.7. Thảo luận về kết quả kiểm định các giả thuyết

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 thành phần của Sự công bằng trong tổ chức (Colquitt, 2001) thì chỉ có 3 thành phần có tác động đến Hành vi cơng dân của nhân viên. Cơng bằng phân phối có tác động đến Hành vi cơng dân trong tổ chức với độ tin cậy 95%. Điều này trái ngƣợc với nghiên cứu của Mohammad và ctg (2010). Trong nghiên cứu của mình, Mohammad và ctg (2010) đã thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa Sự công bằng và hành vi công dân theo hƣớng cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa Công bằng phân phối và Hành vi cơng dân. Điều này có thể giải thích dựa vào đặc điểm của đối tƣợng khảo sát. Do sự khác biệt giữa đối tƣợng là nhân viên trong doanh nghiệp và giáo viên nên có thể dẫn đến sự khác biệt trong vai trị của Cơng bằng phân phối đối với Hành vi công dân.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động tích cực của Cơng bằng qui trình đến Hành vi cơng dân. Moorman và ctg (1996) phát hiện ra rằng Cơng bằng qui trình khơng những tác động trực tiếp đến Hành vi công dân mà cịn tác động gián tiếp thơng qua biến Sự hỗ trợ của tổ chức. Nhân viên hiểu rõ qui trình đánh giá, các tiêu chí đánh giá và đồng thời nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía tổ chức trong việc thực hiện các mục tiêu sẽ đạt đƣợc sự hài lịng trong cơng việc cũng nhƣ tính cơng bằng trong tổ chức.Từ đó, nhân viên hình thành sự gắng kết về tình cảm và ý thức trách nhiệm đối với tổ chức.

Mối quan hệ tích cực giữa Cơng bằng tƣơng tác (bao gồm Công bằng tƣơng tác cá nhân và Công bằng thông tin) và Hành vi công dân đƣợc phát hiện trong

nghiên cứu cũng đƣợc khẳng định trong nghiên cứu Chan và Lai (2017). Nghiên cứu của Chan và Lai (2017) đƣợc thực hiện tại Macau với hơn 300 mẫu khảo sát. Kết quả cho thấy cả ba thành phần của Sự công bằng bao gồm Công bằng phân phối, cơng bằng qui trình và Cơng bằng tƣơng tác đều có vai trị quan trọng Hành vi công dân của nhân viên. Tƣơng tự, Mohammad và ctg (2010) cũng chứng minh đƣợc mối quan hệ cùng chiều giữa Công bằng tƣơng tác và Hành vi công dân của nhân viên trong lĩnh giáo dục. Nhƣ vậy, mối quan hệ Công bằng tƣơng tác và Hành vi công dân đã đƣợc khẳng định trong nhiều nghiên cứu với các đối tƣợng khác nhau và trong những bối cảnh khác nhau. Sự tƣơng tác giữa nhà quản lý và nhân viên không những ảnh hƣởng đến kết quả cơng việc mà cịn góp phần phát triển mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên, nhân viên và tổ chức và từ đó hình thành nên thái độ và ý thức của nhân viên đối với tổ chức. Do đó, Sự cơng bằng trong tƣơng tác giúp gia tăng sự gắng kết về tình cảm và hành vi, góp phần hình thành nên hành vi công dân của nhân viên.

Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi qui lại cho kết quả khác với phân tích tƣơng quan. Do phân tích hồi qui dựa trên giả định về chiều của tác động và sự tƣơng tác động thời giữa các khái niệm đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các biến. Cụ thể, sự phân chia thành tố trong Công bằng tƣơng tác đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành tố đối với biến phụ thuộc là Hành vi công dân của nhân viên tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.

4.8. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân 4.8.1. Phân tích sự khác biệt theo giới tính 4.8.1. Phân tích sự khác biệt theo giới tính

Kiểm định Independent – samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về Hành vi công dân giữa nam và nữ hay không. Theo kết quả trong kiểm định sự bằng nhau của phƣơng sai Leneve, Sig = 0,815> 0.05 nghĩa là ta chấp nhận giả thuyết hai phƣơng sai của hai mẫu là bằng nhau.

Tiếp đến ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equality of Means có Sig = 0.066 (>0.05), do đó ta có thể kết luận với mức ý nghĩa 95%, khơng có sự khác nhau về Hành vi cơng dân giữa nam và nữ.

4.8.2. Phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn

Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn. Kết quả phân tích sẽcho thấy phƣơng sai của Hành vi cơng dân có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm trình độ học vấn. Sig của thống kê Levene bằng 0,104 (>0.005) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phƣơng sai bằng nhau” đƣợc chấp nhận, hay có thể nói phƣơng sai của Hành vi cơng dângiữa các nhóm trình độ học vấn khơng có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.469 > 0.05, nhƣ vậy với dữ liệu quan sát đủ điều kiện để khẳng định khơng có sự khác biệt về Hành vi cơng dângiữa các nhóm trình độ học vấn.

4.8.3. Phân tích sự khác biệt theo thu nhập

Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo thu nhập. Kết quả phân tích sẽ cho thấy phƣơng sai của Hành vi cơng dân có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Sig của thống kê Levene bằng 0,885 (> 0.05) nên với độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phƣơng sai bằng nhau” đƣợc chấp nhận, hay

có thể nói phƣơng sai của Hành vi cơng dân giữa các nhóm thu nhập khơng có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.

Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0,018 < 0.05, nhƣ vậy với dữ liệu quan sát đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về Hành vi cơng dân giữa các nhóm thu nhập.

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Trong chƣơng này, tác giả trình bày về kết quả xử lý dữ liệu và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Tổng cộng có 287 mẫu dữ liệu đƣợc sử dụng trong q trình phân tích dữ liệu. Tiến hành kiểm tra độ tin cậy của các thang đo với biến Sự cơng bằng thì có 6 trong số 20 biến quan sát đƣợc loại bỏ để đảm bảo độ tin cậy cho thang do. Đối với biến Hành vi công dân thì từ 24 biến ban đầu cịn lại 21 biến.

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, kết quả cho thấy các biến vẫn giữa nguyên nhóm mà khơng có sự thay đổi giữa các biến trong từng thành tố ở cả biến độc lập và biến phụ thuộc. Các giả thuyết đƣợc kiểm định trong phân tích hồi qui cho thấy H1, H2 và H4 đƣợc chấp nhận; giả thuyết H3 bị bác bỏ. Trong đó, biến IJ có tác động mạnh nhất đối với OCB.

Phân tích ANOVA cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về Hành vi cơng dân giữa các nhóm Nam và Nữ, giữa các nhóm trình độ học vấn cũng khơng có sự khác biệt. Tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập về Hành vi công dân trong tổ chức.

CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Hàm ý quản trị 5.1. Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi công dân trong tổ chức chỉ đạt ở mức tƣơng đối 5,26 trên thang đo 7 với phƣơng sai 0,375 và độ lệch chuẩn 0,612. Trong đó mức thấp nhất là 2,52 và cao nhất là 6,71. Nhƣ vậy, cần có những giải pháp giúp nâng cao hơn nữa hành vi công dân của nhân viên.

Nghiên cứu cho thấy, đối việc nhận thức về sự công bằng của nhân viên, mức nhận thức về Công bằng thông tin đạt mức cao nhất với 5,12 trong khi Cơng bằng về tƣơng tác cá nhân có giá trị thấp nhất với 4,00. Cơng bằng qui trình, Cơng bằng phân phối có giá trị lần lƣợt là 4,85 và 4,61. Mặt khác, kiểm định giả thuyết cho thấy chỉ có sự tác động của Công bằng thông tin, Công bằng phân phối và Cơng bằng qui trình có tác động đến hành vi cơng dân của nhân viên. Trên cơ sở đó, có thể giải thích về hành vi cơng dân của nhân viên ở mức tƣơng đối là do việc thực hiện công bằng theo các khía cạnh: thơng tin, phân phối và qui trình chƣa tốt theo đánh giá của nhân viên. Do đó, ba kiến nghị đƣợc đề xuất nhƣ sau:

5.1.1. Gia tăng công bằng thông tin trong tổ chức.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Công bằng thông tin đƣợc đƣợc xem là nhân tố có tác động mạnh nhất đến Hành công dân của nhân viên tại các doanh nghiệp với mức tác động 0,37. Tuy nhiên, nhận thức về Công bằng thông tin trong tổ chức chỉ đạt mức trung bình là 5,12. Nhƣ vậy, cần có Sự gia tăng về tính cơng bằng trong thơng tin, từ đó tác động tích cực đến hành vi cơng dân của mỗi nhân viên. Cụ thể:

Cần có phƣơng pháp giao tiếp phù hợp với từng đặc điểm nhân viên trong tổ chức. Thông tin đƣợc cấp trên phổ biến có thể đƣợc tiếp nhận theo những cách khác nhau giữa các nhân viên. Do đó, một phƣơng pháp truyền thông hiệu quả sẽ giúp mỗi cá nhân hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm và phần thƣởng tƣơng xứng của mình trong tổ chức, đảm bảo việc nổ lực hoàn thành mục tiêu của từng cá nhân. Cá nhân có đầy đủ thơng tin sẽ đảm bảo đƣợc việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên của tổ chức, giúp gia tăng kết quả cơng việc. Ngồi ra, nhận thức đúng với định hƣớng và chiến lƣợc của tổ chức còn giúp nhân viên gắn kết với tổ chức, cùng tổ chức thực

hiện các mục tiêu đã đề ra.

Sự giao tiếp giữa cấp trên và nhân viên cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Chính cách thức giao tiếp giữa các cấp sẽ ảnh hƣởng đến sự cởi mở trong cơng việc, bầu khơng khí của tổ chức và mức độ hợp tác giữa các thành viên. Do đó, cần có sự lắng nghe từ phía cấp trên, khuyến khích cấp dƣới tham gia đóng gópý kiến. Nhƣ vậy có thể giúp gia tăng tính cơng bằng trong q trình làm việc, đánh giá và khen thƣởng. Từ đó giúp gia tăng hành vi cơng dân của nhân viên.

5.1.2. Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.

Cơng bằng phân phối là yếu tố có mức độ tác động cao thứ hai với hệ số tác động 0,113. Thu nhập đƣợc phân phối công bằng sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hành vi công dân. Tuy nhiên nhận thức về công bằng phân phối vẫn chƣa cao với mức trung bình 4,61. Do đó, các nhà quả trị cần xây dựng các chính sách giúp gia tăng tính cơng bằng về phân phối thu nhập cho nhân viên. Cụ thể:

Gia tăng mức độ chuẩn hóa trong các tiêu chí đánh giá kết quả cơng việc và phần thƣởng tƣơng ứng. Phân chia khối lƣợng, trách nhiệm công việc hợp lý cho mỗi nhân viên dựa trên năng lực của mỗi cá nhân.

Mức lƣơng cần đƣợc xây dựng sao cho phù hợp với tình hình của thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của công bằng trong tổ chức đến hành vi công dân của nhân viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)