CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. Thảo luận về kết quả kiểm định các giả thuyết
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 thành phần của Sự công bằng trong tổ chức (Colquitt, 2001) thì chỉ có 3 thành phần có tác động đến Hành vi cơng dân của nhân viên. Cơng bằng phân phối có tác động đến Hành vi cơng dân trong tổ chức với độ tin cậy 95%. Điều này trái ngƣợc với nghiên cứu của Mohammad và ctg (2010). Trong nghiên cứu của mình, Mohammad và ctg (2010) đã thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa Sự công bằng và hành vi công dân theo hƣớng cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa Công bằng phân phối và Hành vi cơng dân. Điều này có thể giải thích dựa vào đặc điểm của đối tƣợng khảo sát. Do sự khác biệt giữa đối tƣợng là nhân viên trong doanh nghiệp và giáo viên nên có thể dẫn đến sự khác biệt trong vai trị của Cơng bằng phân phối đối với Hành vi công dân.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động tích cực của Cơng bằng qui trình đến Hành vi cơng dân. Moorman và ctg (1996) phát hiện ra rằng Cơng bằng qui trình khơng những tác động trực tiếp đến Hành vi công dân mà cịn tác động gián tiếp thơng qua biến Sự hỗ trợ của tổ chức. Nhân viên hiểu rõ qui trình đánh giá, các tiêu chí đánh giá và đồng thời nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía tổ chức trong việc thực hiện các mục tiêu sẽ đạt đƣợc sự hài lịng trong cơng việc cũng nhƣ tính cơng bằng trong tổ chức.Từ đó, nhân viên hình thành sự gắng kết về tình cảm và ý thức trách nhiệm đối với tổ chức.
Mối quan hệ tích cực giữa Cơng bằng tƣơng tác (bao gồm Công bằng tƣơng tác cá nhân và Công bằng thông tin) và Hành vi công dân đƣợc phát hiện trong
nghiên cứu cũng đƣợc khẳng định trong nghiên cứu Chan và Lai (2017). Nghiên cứu của Chan và Lai (2017) đƣợc thực hiện tại Macau với hơn 300 mẫu khảo sát. Kết quả cho thấy cả ba thành phần của Sự công bằng bao gồm Công bằng phân phối, cơng bằng qui trình và Cơng bằng tƣơng tác đều có vai trị quan trọng Hành vi công dân của nhân viên. Tƣơng tự, Mohammad và ctg (2010) cũng chứng minh đƣợc mối quan hệ cùng chiều giữa Công bằng tƣơng tác và Hành vi công dân của nhân viên trong lĩnh giáo dục. Nhƣ vậy, mối quan hệ Công bằng tƣơng tác và Hành vi công dân đã đƣợc khẳng định trong nhiều nghiên cứu với các đối tƣợng khác nhau và trong những bối cảnh khác nhau. Sự tƣơng tác giữa nhà quản lý và nhân viên không những ảnh hƣởng đến kết quả cơng việc mà cịn góp phần phát triển mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên, nhân viên và tổ chức và từ đó hình thành nên thái độ và ý thức của nhân viên đối với tổ chức. Do đó, Sự cơng bằng trong tƣơng tác giúp gia tăng sự gắng kết về tình cảm và hành vi, góp phần hình thành nên hành vi công dân của nhân viên.
Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi qui lại cho kết quả khác với phân tích tƣơng quan. Do phân tích hồi qui dựa trên giả định về chiều của tác động và sự tƣơng tác động thời giữa các khái niệm đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các biến. Cụ thể, sự phân chia thành tố trong Công bằng tƣơng tác đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành tố đối với biến phụ thuộc là Hành vi công dân của nhân viên tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.