Bối cảnh cạnh tranh và chiến lược của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH

3.3 Bối cảnh cạnh tranh và chiến lược của doanh nghiệp

Đồng Nai có một số doanh nghiệp chăn ni nhà nước hoạt động từ nhiều năm một cách ổn định, thực hiện các hoạt động từ nhập khẩu con giống đến chế biến thực phẩm. Công ty cổ phần DOFICO từ 1976 gồm hai công ty con trong lĩnh vực chăn nuôi là Công ty Cổ phần Phú Sơn (mã PSL) và Công ty TNHH DOLICO. Năm 2015, doanh nghiệp đóng góp 4.093 tấn thịt heo (chiếm gần 2% sản lượng thịt toàn tỉnh) và cung cấp heo giống thương phẩm cũng như tinh heo cho các trang trại (Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, 2016). Bên cạnh đó, Cơng ty cổ phần Phú Sơn thực hiện nhập khẩu và chăn nuôi heo giống quy mơ lớn. Theo trademap.org, Việt Nam hiện chỉ có hai doanh nghiệp nhập khẩu

heo đực giống, một trong số đó là Cơng ty Cổ phần Phú Sơn của Đồng Nai (và DABACO tại Bắc Ninh), và là một trong tám doanh nghiệp nhập khẩu heo giống tại Việt Nam.

Qua hai thập kỷ, Đồng Nai có tổng đàn tăng nhanh với tỷ trọng trong cả nước tăng từ 2% lên 6%. Tỷ lệ và quy mô chăn nuôi trang trại cũng tăng từ 11% năm 2005 lên 69% năm 2016, quy mơ trung bình mỗi trang trại tăng từ 121con/trại năm 2005 lên 838con/trại năm 2016 [Phụ lục 8]. Sự phát triển nhanh này đã góp phần thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong ngành.

Hình 3.10 - Tăng trưởng về số lượng và quy mô chăn nuôi heo trang trại tại Đồng Nai (2005-2015)

Những năm gần đây, Đồng Nai đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, chăn ni theo mơ hình chuỗi từ trang trại đến bàn ăn (3F – Feed-Farm-Food) đem đến viễn cảnh về sự ổn định cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt, năm 2015 là năm bùng nổ ngành nuôi heo với sự gia nhập của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Hòa Phát, CJ Vina, Masan, với đặc điểm chung là tập đoàn đa ngành nghề kinh doanh, có khả năng tiếp cận vốn lớn nên có khả năng đầu tư và hỗ trợ ngành chăn ni khi có khó khăn. Với các ưu thế giảm các chi phí trung gian, kiểm soát được chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng, mơ hình 3F đã cho thấy hiệu quả tại hầu hết các nước chăn nuôi heo lớn trên thế giới. Như trường hợp công ty CP Thái Lan, sau 4 năm áp dụng mơ hình 3F, doanh số đã tăng gấp đơi (Chu Minh, 2014). Mơ hình 3F được kỳ vọng trở thành mơ hình giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Hình 3.11 - Sơ đồ sản xuất 3F (VCCI, 2016)

Đồng Nai chủ yếu thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy sản xuất TACN và thực hiện liên kết nuôi gia công với các trang trại tại địa phương. Sự liên kết của các doanh nghiệp FDI và người chăn nuôi dưới hình thức ni gia cơng, góp phần gia tăng tính ổn định trong chăn nuôi đối với các trang trại nhờ đảm bảo cung cấp con giống đầu vào, dịch vụ thú y và bao tiêu đầu ra. Điều này đặc biệt tỏ ra hữu ích khi ngành chăn ni rơi vào khó khăn, các trang trại tự làm chủ lao đao giá heo giảm sâu kéo dài (Bình Nguyên, 2017), thì các trang trại gia công chịu tác động không lớn.

Bả ng 3 - Lợi ích từ chăn ni gia cơng đối với trang trại

“Tôi thấy người ta nói rất đúng, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau, họ có cơng nghệ, kỹ thuật, đầu ra đảm bảo; tôi bỏ vốn xây dựng và công chăn nuôi”

Các điều kiện tham gia là (i) phải đảm bảo tiêu chuẩn về xây dựng chuồng trại, (ii) đảm bảo một lao động/500 con heo và (iii) các tiêu chuẩn Global GAP khác.

Những lợi ích nhận được là (i) một năm trung bình nhận 360 triệu đến 480 triệu đồng, (ii) không lo bệnh tật vì cơng ty cử nhân viên thú y đến kiểm tra và tiêm phịng thường xun, (iii) khơng lo đầu ra hay bị lỗ dù không lãi cao như người tự ni, dù khi giá lên hay xuống thì hai bên sẽ chia sẻ rủi ro với nhau (tại thời điểm 4/2017, khi giá heo xuống thấp nhất, thì chỉ đủ để trả các chi phí, nhưng khơng lỗ), (iv) hợp đồng gia cơng thực hiện trong 5 năm.

Ở khâu chế biến, Đồng Nai có hai doanh nghiệp lớn là CP và D&F.6 (i) CP hiện có cơ sở chế biến tại Đồng Nai (từ 2001) và Hà Nội (từ 2010), CP là doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Đồng Nai với sản lượng thịt cả heo và gà chế biến (khoảng 9.600 tấn/năm). Với sự liên kết chặt chẽ với công ty mẹ tại Thái Lan, CP Việt Nam tận dụng được lợi thế về kỹ thuật công nghệ và nguồn giống. (ii) D&F cung cấp khoảng 30% thị phần cho hệ thống Co.opmart dưới dạng heo mảnh (Hoàng Bảy, 2017). (iii) Một số doanh nghiệp tư nhân như Anh Hồng Thy khơng thực hiện chăn nuôi, nhưng thu mua heo từ các trang trại chứng nhận VietGAP để giết mổ, chế biến và cung cấp cho thị trường chính là TP.HCM. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là với nguồn cung lớn heo sống của khâu chăn nuôi, Đồng Nai lại chưa thu hút được doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong ngành là Vissan với thị phần lớn trong hầu hết các sản phẩm thịt chế biến.7 Trước đây, Vissan đặt nhà máy sản xuất tại TP.HCM. Từ 2011, Vissan đã xây dựng cụm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất nước tại Long An cách TP.HCM 40 km bằng đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương, vận hành từ 2010 (Mai Vọng & Hoàng Phương, 2010) và các kho trung chuyển tại KCN Tân Tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)