CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH
4.1.4 Xuất khẩu và sự cạnh tranh từ thịt nhập khẩu
a) Xuất khẩu
Khâu xuất khẩu vẫn chưa hình thành, Đồng Nai xuất khẩu heo thịt sống sang thị trường Trung Quốc thông qua các thương lái. Theo ông Nguyễn Kim Đốn, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn ni Đồng Nai, thì trước giai đoạn rớt giá, heo Đồng Nai chiếm khoảng 50% heo xuất khẩu qua Trung Quốc với số lượng khoảng 3.000-4.000 con mỗi ngày qua đường tiểu ngạch.
Hội nhập kinh tế dẫn đến ảnh hưởng thị trường, giá cả là điều khơng tránh khỏi với điều kiện là hàng hóa phải được vận chuyển tự do. Các nước trên thế giới có vị trí địa lý tương
đối gần nhau và có giao thương thường có mức giá heo tương đồng như Mỹ và Canada; hay các nước EU như Đan Mạch, Hà Lan và Pháp. Do đó, giá heo Việt Nam và Đồng Nai nói riêng chịu ảnh hưởng từ giá heo Trung Quốc không phải là điều bất thường vì Trung Quốc là thị trường lớn của Đồng Nai [Hình 4.8]. Tuy nhiên, giá heo Việt Nam và Trung Quốc nhiều lúc có xu hướng ngược chiều do các lệnh cấm vì lý do dịch bệnh từ Trung Quốc. Như vậy, để khâu xuất khẩu có thể phát triển ổn định theo đường chính ngạch, trước hết cần có các biện pháp phòng tránh dịch bệnh.
Hình 4.7 - Diễn biến giá heo hơi tại Đồng Nai và một số nước trên thế giới
b) Cạnh tranh từ thịt nhập khẩu cao
Thịt ngoại có sức cạnh tranh về chi phí sản xuất và thực hiện phân khúc khách hàng tốt. Thứ nhất, chi phí chăn ni heo Đồng Nai thấp hơn mức trung bình cả nước nhưng vẫn cao hơn so với các nước nhập khẩu. Năm 2015, theo Cục Chăn nuôi, chi phí trung bình để
sản xuất 1kg thịt heo trang trại ở Việt Nam là 38.000 đồng (VietVDM, 2017). Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá thành tại Đồng Nai là từ 35.000đồng/kg - 38.000đồng/kg (Sơn Trang, 2017). Theo ông Nguyễn Ngọc Hải: “Hiê ̣n nay, giá thành sản xuất heo, gà, bò củ a những nước có chăn nuôi, xuất khẩu lớn, như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Chile... thấp hơn Việt Nam từ 30-50%” (Hương Giang, 2016). Theo ơng Lã Văn Kính: “heo nái ở Đan
heo tốt nhất cả nước mới đạt 22-24 heo con/nái/năm.” (Hương Giang, 2015). Thứ hai, thịt
ngoại thực hiện rất tốt việc phân khúc khách hàng từ cao cấp đến bình dân. Từ phân khúc
cao cấp với thịt heo Iberico của Tây Ban Nha với giá bán các loại gấp từ 3-9 lần giá thịt heo nội địa (275.000đồng/kg-900.000đồng/kg); đến các loại tầm trung, giá bán trong siêu thị và các cửa hàng khoảng 100.000đồng/kg đến 160.000đồng/kg từ các nước EU (Viễn Thông, 2017); và các loại giá cả cạnh tranh giá chỉ bằng ½ so với thịt heo nội, được cung cấp làm nguyên liệu cho các nhà hàng, quán ăn (giá phụ phẩm của heo nhập khẩu chỉ 21.000đồng/kg; thịt heo tươi, đông lạnh khoảng 35.900đồng/kg (Ngọc Loan, 2017)).
Bên cạnh đó, ngành chăn ni heo sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các nước chăn ni thế mạnh tham gia, và có thể cịn vượt ngồi phạm vi các nước tham gia do chênh lệch thuế quan. Thứ nhất, EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) sẽ gia tăng sức cạnh tranh từ các nước EU. Hiện náy, EU chiếm 2/3 nhập khẩu thịt heo của Việt Nam
dù đang phải chịu mức thuế suất cao (15%-25%) (Thái Bình, 2017). Từ 2018, EVFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực, sau 7 năm thuế quan sẽ về 0%, sức cạnh tranh từ khu vực này sẽ là rất lớn. Thứ hai, năm 2015, AEC có hiệu lực, Malaysia lần đầu nhập khẩu thịt heo vào Việt
Nam (dù chỉ chiếm chưa đến 1% thịt heo nhập khẩu) và làm dấy lên lo ngại về vấn đề lách
thuế. Vì, đối với thịt tươi, đơng lạnh (nhóm 02.03) mức thuế quan giữa các nước AEC là 5% trong khi mức thuế quan cao nhất của Malaysia với các nước khác là 8%, thì của mức thuế của Việt Nam đối với hầu hết các nước nhập khẩu là 15%-25%. Như vậy với một phép tính đơn giản thì có thể nhận ra việc các nước muốn nhập khẩu thịt heo vào Việt Nam có thể lách thuế qua các nước thành viên AEC.