Những điều kiện cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh đồng nai (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH

3.2 Những điều kiện cầu

Theo ơng Nguyễn Kim Đốn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, thị trường tiêu thụ thịt heo Đồng Nai chủ yếu là TP.HCM (50%) và Trung Quốc (35%), cịn lại là tiêu thụ nội tỉnh.

Hình 3.6 - Sơ đồ thị trường tiêu thụ thịt heo Đồng Nai

3.2.1 Cầu thịt heo nội địa ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu chất lượng

Việt Nam là quốc gia có mức tiêu thụ thứ ba thế giới năm 2015 với 29,1kg/người sau Khối Liên minh Châu Âu là 33kg/người và Trung Quốc là 31,6kg/người (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development, 2017).

Việt Nam là nước đông dân thứ 14 thế giới (với dân số 94 triệu dân) và thu nhập bình quân đầu người cải thiện qua các năm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thịt heo tăng. Với mức

tăng trưởng tiêu thụ bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2015 là 2,5%, đứng thứ 12 thế giới (chỉ đứng sau Nga trong nhóm 10 nước có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất). Nguyên nhân tăng cầu thịt heo được cho là do sự gia tăng thu nhập và thay đổi gia tăng tỷ phần chất protein trong chế độ ăn uống (CGIAR, 2014).

Thị trường TP.HCM có hai kênh phân phối chính: (i) kênh “chợ đầu mối- chợ bán lẻ”. Hai chợ đầu mối Hóc Mơn (cung cấp 50%-55% nhu cầu TP.HCM) và Bình Điền (H. Linh, 2014). Từ các chợ đầu mối này, thịt heo được các tiểu thương tại các chợ lẻ mua về để bán cho người tiêu dùng. (ii) “các doanh nghiệp- siêu thị/cửa hàng” cung cấp phần còn lại (Vissan chiếm 30% (Hồng Bảy, 2017)). Theo ơng Nguyễn Kim Đốn, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn ni Đồng Nai thì phần lớn thịt heo tại Đồng Nai qua thương lái, lò mổ và đến các chợ.

Hình 3.8 - Thị phần thịt heo từ các tỉnh, thành tại TP.HCM

5*

Nhu cầu thịt heo chất lượng của thị trường TP.HCM ngày càng cao do thu nhập tăng và hệ thống siêu thị phát triển. Nhu cầu về chất lượng thịt heo tăng khi quy mô kinh tế và thu

nhập tăng lên (Tisdell, 2010, pp.1-15). TP.HCM là nơi có sức tiêu thụ cao vào yêu cầu chất

lượng khắt khe nhất cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước (năm 2014 là 4,8 triệu đồng/tháng so với cả nước là 2,6 triệu/đồng) và dân số hơn 8 triệu người (chiếm 9% dân số cả nước). Đồng Nai ln nằm trong nhóm 10 tỉnh thành có thu nhập cao nhất cả nước. Cùng với q trình đơ thị hóa, các hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại các đô thị tăng nhanh đáng kể từ 82 siêu thị năm 2008 lên 185 năm 2013, số trung tâm thương mại tăng từ 18 lên 31 trong cùng thời gian (Nguyễn Văn Giáp và cộng sự, 2015). Xu hướng tiêu dùng tại các thành phố thay đổi theo hướng đa dạng hóa chế độ ăn, chuyển dịch sang các kênh mua hàng siêu thị và các cửa hàng tiện lợi (VCCI, 2016, pp.8-10). Các siêu thị có xu hướng lựa chọn các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và dễ dàng truy xuất nguồn gốc. (Tisdell, 2010, pp.1-15)

Với thị trường thịt heo bất cân xứng thông tin, người tiêu dùng khó có thể phân biệt thịt tốt-xấu khi mua thịt tươi sống. Đầu năm 2016, Đồng Nai có trường hợp một thương lái trà trộn 80 con heo chứa chất cấm vào đàn heo VietGAP của hai hộ chăn nuôi Đồng Nai để đưa vào Vissan tiêu thụ, đã gây ảnh hưởng đến uy tín tồn ngành chăn nuôi heo Đồng Nai và nhất là các hộ chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP (Bình Nguyên, 2016). Cuối 2016, TP.HCM đưa ra Đề án “truy xuất nguồn gốc heo” để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng tại TP.HCM. Nhưng bên cạnh đó, cũng là bảo vệ lợi ích của người chăn ni chân chính. Thời gian đầu, Đề án đã tỏ ra có hiệu quả trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn an tồn vì tạo được động lực tham gia cho những người chăn nuôi gấp 8 lần so với kêu gọi tham gia

VietGAP. Trước đây, việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào chăn nuôi heo đã được

phổ biến và khuyến khích khá lâu nhưng số trang trại tham gia rất thấp chỉ đạt 2% (đến 10/2016 chỉ có 41/2.136 trang trại chăn ni heo gà nói chung, chưa kể đến các hộ chăn nuôi nhỏ (Chi cục Thú y Đồng Nai, 2016)). Chính sách “truy xuất nguồn gốc” khởi động từ cuối 2016 (với các điều kiện đặt ra là các trang trại phải có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận VietGAP), đến đầu 5/2017, khi đi vào thực hiện đã có 344 trang trại từ 1.000 đến 1.500 con tại Đồng Nai đăng ký thực hiện (Sơn Trang, 2017), chiếm 50% tổng trang trại các tỉnh đăng kí (An Bình, 2017). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp như Vissan, CP,… đã bắt đầu áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc với việc kiểm soát từ khi heo mới sinh từ cuối năm 2016.(Thu Ngân, 2016)

cục thú y TP.HCM thì chỉ có 45% số heo đeo vịng nhận diện có đủ thơng tin (Vũ Yến, 2017). Như vậy, để đảm bảo lợi ích lâu dài của các trang trại chăn ni chân chính, Đồng Nai cần chủ động hợp tác với các yêu cầu mới tại thị trường.

3.2.2 Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc

Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt heo lớn của thế giới. Từ 2013, Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh lượng nhập khẩu thịt đông lạnh, năm 2014 tăng trưởng 25%, năm 2015 tăng trưởng 37,8% (Đồn Xn Phúc, 2016). Theo đó, nhu cầu nhập heo tiểu ngạch từ Việt Nam cũng tăng trong những năm gần đây. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi heo trong nước và Đồng Nai, khiến giá heo tăng cao, thúc đẩy sự mở rộng đàn heo.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là thị trường ổn định, với các điều kiện hiện tại, ngành chăn nuôi heo không nên đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường này. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ

sớm chủ động nguồn cung trong nước. Với chính sách tái cấu trúc ngành chăn nuôi heo

đến năm 2020, theo hướng giảm các trang trại nhỏ và chăn nuôi nông hộ, tăng dần các trang trại quy mô lớn để tận dụng lợi thế về quy mô và áp dụng công nghệ kỹ thuật gen (AHDB, 2016, pp.6-19). Theo đó, đến 2020, q trình tái thiết sẽ hồn tất và Trung Quốc sẽ chủ động được phần lớn nhu cầu thịt heo trong nước. Thứ hai, về mặt chính thức, Trung

Quốc khơng có nhu cầu đối với heo sống từ Việt Nam từ năm 2003 (Motthegioi, 2016).

Nên bất cứ khi nào Trung Quốc cũng có thể thực hiện cấm biên đối với heo từ Việt Nam, báo chí Trung Quốc mơ tả heo nhập từ Việt Nam là bất hợp pháp (Globaltimes.cn, 2016). Hầu hết heo vận chuyển qua biên giới bằng đường tiểu ngạch tại các cửa khẩu hoặc buôn lậu qua các đường mòn lối mở (Khánh Vũ, 2016). Đến cuối năm 2016, với lý do heo Việt Nam nhiễm khuẩn Salmonella, Trung Quốc dừng nhập khẩu (Hữu Chung, 2017). [Phụ lục 7]

Hình 3.9 - Giá heo hơi tại Đồng Nai năm 2016 và nhu cầu nhập từ Trung Quốc

Xuất phát từ việc giá heo giảm sâu, cuối 5/2017, đại diện Bộ NN&PTNT đã sang Trung Quốc và đạt được thỏa thuận cho heo Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc dưới dạng heo mảnh (heo sau khi giết mổ) (vnexpress.net, 2017). Nhưng cơ hội xuất khẩu heo mảnh vẫn cịn khá mong manh, vì khâu giết mổ, đơng lạnh chưa phải là thế mạnh của Đồng Nai và cả nước. Bên cạnh đó, thịt đơng lạnh của Việt Nam khó cạnh tranh với các đối thủ nhập khẩu là các nước Âu Mỹ vốn có sức cạnh trạnh cao về giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh đồng nai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)