Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên triển khai phần mềm tại tập đoàn FPT , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Mẫu nghiên cứu định tính

Với mơ hình nghiên cứu được trình bày ở phần trên, nghiên cứu định tính này sẽ khám phá thêm các nhân tố mới bổ sung để xây dựng mô hình phù hợp cho nghiên cứu định lượng. Phương pháp chọn mẫu dựa trên đối tượng khảo sát ở các CTC của Tập đồn FPT. Trong đó, thành phần khảo sát chính là chun gia, nhân viên triển khai phần mềm được chọn từ các Công ty thành viên chuyên mảng CNTT – chuyên thực hiện các dự án Tin học, triển khai phần mềm. Mẫu được chọn để thực hiện trong nghiên cứu định tính vừa là những người đang làm việc và cả những người đã nghỉ việc. Tác giả chọn phỏng vấn ở đối tượng đã từng làm việc ở FPT vì những ý kiến của họ thật sự rất đáng quan tâm, vì đó là những tâm sự, chia sẻ chân tình và thật lịng nhất. Tỉ lệ phân chia mẫu để thực hiện nghiên cứu định tính được chia cho 3 CTC. Trong đó, do việc liên hệ được những nhân viên đã nghỉ việc có khó khăn hơn nên tỉ lệ mẫu này ở các Công ty cũng khác nhau.

Bảng 3.1: Tỉ lệ mẫu trong nghiên cứu định tính

STT

Số Mẫu Tỉ lệ Mẫu

Công Ty Đang làm việc Đã nghỉ việc Đang làm việc Đã nghỉ việc

1 FIS SOFT 11 4 27.50% 10.00%

2 FIS ERP 9 2 22.50% 5.00 %

3 FSOFT 12 2 30.00% 5.00%

Tổng số 40 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 08/2013)

Trong bảng tổng hợp trên, số lượng mẫu của những nhân viên đang làm việc tại FPT chiếm tỉ trọng lớn hơn (80%), so với tỉ lệ nghỉ việc (20%). Tác giả nhận thấy, việc ghi nhận ý kiến của những nhân viên đang làm việc tại các CTC sẽ có ý nghĩa quan trọng vì yếu tố này cần thiết với bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, trong tỉ lệ này tác giả cũng đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng lao động đang làm việc chính thức, cộng tác viên để có những đánh giá đầy đủ về công việc này.

Những ý kiến đóng góp từ những nhân viên đã nghỉ việc cũng được tác giả quan tâm nhiều vì nó sẽ là những kinh nghiệm, chia sẻ sâu sắc về nghề triển khai phần mềm, những điều tốt, điều xấu, trở ngại, khó khăn,… sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng để bổ sung vào mơ hình nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục tiêu của PPNC định tính là mơ tả thực trạng cảm nhận về mức độ hài lòng của người NVTKPM với công việc ở các CTC của Tập đồn FPT, qua đó nhằm hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp. Phương pháp làm thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các lãnh đạo cấp CTC, phịng ban, chun gia triển khai phần mềm lâu, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, với cấp trên và đồng nghiệp tại FPT.

PPNC định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu tại bàn, với cách này tác giả đã chuẩn bị một bảng câu hỏi mở có nhiều câu hỏi với mục đích khác nhau. Có hai cách phỏng vấn đáp viên bằng cách hỏi những câu hỏi khơng cấu trúc và có cấu trúc (Phục lục 1). Kết quả của việc phỏng vấn này là nhằm khẳng định lại các nhân tố trong mơ hình lý thuyết cũng như khám phá thêm các nhân tố mới, phù hợp với bối cảnh thực tế với lĩnh vực đi công tác xa, tham gia triển khai phần mềm. Các nội hàm và gợi ý của từng câu hỏi theo dạng có cấu trúc đều xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người triển khai ở CTC dựa theo các yếu tố của mơ hình lý thuyết sơ bộ (Hình 2-3).

Sau khi có được kết quả của phần nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên triển khai phần mềm của các CTC của FPT. Dựa trên mơ hình lý thuyết đó, tác giả đưa ra một mơ hình nghiên cứu chính thức và thang đo sơ bộ, từ đó thang đo sơ bộ này sẽ được hiệu chỉnh phù hợp hơn với thực tế của trong nghiên cứu sơ bộ ở phần định lượng.

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu với mẫu đã chọn lựa, các phương án trả lời của nhân viên triển khai có đi cơng tác ở FPT rất phong phú và đa dạng. Mặc dù có

nhiều cảm nhận khác nhau và những yếu tố nổi bật được họ quan tâm nhất: lương và thu nhập, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến. Với đặc điểm công việc triển khai phần mềm, chuẩn bị cho dự án đi vào vận hành chính thức, cực kỳ áp lực tuy nhiên thù lao mà họ nhận được là thật sự chưa tương xứng. Các ý kiến của họ được đối chiếu với mơ hình lý thuyết có rất nhiều điểm tương đồng và hầu như khơng có nhiều sự khác biệt đáng kể.

Trong quá trình phỏng vấn, một số trả lời có nhiều đóng góp như bổ sung thêm chế độ phúc lợi cho nhân viên bằng cách tổ chức những cuộc Team building và giảm căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Ngồi ra, đây có thể xem là cơ hội để cho mọi người giao lưu với nhau, chia sẻ những khó khăn hay hạnh phúc trong công việc để hiểu nhau hơn. Đặc biệt, các nhà quản lý các CTC, trưởng phòng ban cũng cần quan tâm đến nhân viên của mình trong các ngày ngày lễ, tết lớn trong năm và cả gia đình của họ. Đây sẽ là ý hay được nói rõ trong phần giải pháp.

Tuy nhiên, cũng khơng ít phản hồi rất khơng hài lịng với nghề này và thật sự là các chính sách lương, phúc lợi hay các chế độ khác đều chưa tương xứng với kết quả làm việc của họ. Cuối năm, mặc dù hiệu quả kinh doanh của CTC tốt nhưng vẫn bị ảnh hưởng từ Tập đồn, chính sách chung. Vấn đề lương, đãi ngộ luôn là vấn đề bức bách trong tất cả các cơng việc. Có những nhân viên cống hiến lâu năm nhưng chế độ lương thưởng cũng chỉ nhỉnh hơn nhân viên mới khơng bao nhiêu và đó cũng là lý do khiến nhân viên gắn bó lâu năm nghỉ rất nhiều, điều này cũng nên xem xét lại để điều chỉnh lại các chính sách hợp lý hơn.

Thang đo Cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến sẽ bao gồm cả nội hàm đào tạo, vì nó cần để được thăng tiến. Đào tạo không chỉ đơn thuần là cập nhật kiến thức mới mà tại FPT, đó chính là nhằm mục tiêu thăng tiến. Ngoài ra, sau khi tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực triển khai phần mềm cho rằng nên bổ sung yếu tố “cơng việc có ý nghĩa”. Đối với các chuyên gia đã làm việc lâu năm ở lĩnh vực phần mềm, yếu tố này thật sự rất quan trọng để duy trì nhân viên, họ cảm thấy yêu nghề và là động lực để họ gắn bó hơn với cơng việc đầy áp lực này.

Tóm lại, kết quả có 3 phần thay đổi lớn, tác giả xin nêu rõ biện luận như sau:

 Giả thuyết H5 Cơ chế hỗ trợ, giám sát của lãnh đạo được đề nghị chuyển thành Quan hệ nơi làm việc, nó sẽ phản ánh nhiều giá trị hơn khi có bao hàm ý cấp trên cấp dưới, sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Điều này phù hợp hơn với ngành dịch vụ, với minh chứng là nghiên cứu trước đây của Cao Văn Bình (2011), thang đo thứ 6.

 Mơ hình nghiên cứu sơ bộ sử dụng thang đo H8 Văn hóa doanh nghiệp của FPT, đây là phạm trù rộng, thang đo không độc lập, do vậy tác giả được đề nghị chuyển thành thang đo Thương hiệu FPT để phạm vi cô đọng và tường minh hơn. Điều này cũng phù hợp với 1 trong 4 thang đo quan trọng nhất từ nghiên cứu của Phạm Xuân Lan và Thái Doãn Hồng (2012).

 Giả thuyết H9: Đặc điểm, bản chất công việc đã được nhập vào H4: Yêu cầu cao, nhiều áp lực của ngành CNTT vì nhiều chuyên gia trong q trình phỏng vấn định tính cho rằng 2 ý này có trùng ý nghĩa với nhau, chỉ nên đưa lên thang đo Đặc thù ngành nghề là đủ. Điều này cũng trùng khớp với nghiên cứu trước đây của Cao Văn Bình (2011), thang đo thứ 2 đặc trưng công việc.

Từ những kết quả trên cho thấy, mơ hình nghiên cứu chính thức sẽ có một chút điều chỉnh so với mơ hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu (hình 2.3) , đó là giảm bớt một giả thuyết và thay đổi tên của 2 giả thuyết, kết quả này sẽ được đưa vào để đo lường sự hài lòng của NVTKPM mềm tại FPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên triển khai phần mềm tại tập đoàn FPT , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)