CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích nhân tố (EFA)
4.3.1 Thang đo các thành phần tác động đến sự hài lòng
Tác giả sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis cùng với phép xoay Equamax và điểm dừng khi rút trích nhân tố có Eigenvalue ≥ 1.
Các thang đo tác động đến sự hài lòng mà đề tài sử dụng gồm 8 thành phần với 35 biến quan sát. Sau khi phân tích thang đo bằng cơng cụ Cronbach’s Alpha, có 1 biến bị loại và 34 biến quan sát còn lại tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố EFA.
Phân tích nhân tố lần thứ nhất (phụ lục 5) cho kết quả có 2 biến quan sát CH2 (tôi nhận thấy cơ hội thăng tiến của những người làm việc giỏi tại công ty rất tốt) và biến DG3 (Tôi tin sự thành công của tôi và của tổ chức gắn chặt với nhau) có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. Theo tiêu chuẩn đánh giá thứ hai đã trình bày ở trên thì 2 biến này vi phạm và bị loại khỏi mơ hình. Tuy nhiên, để đảm bảo khơng mất đi một lượng thông tin quan trọng khi quyết định loại đi một biến trong nghiên cứu, tác giả đã thực hiện thảo luận tay đôi lại với 8 nhân viên được lựa chọn ngẫu nhiên tại chi nhánh FIS SOFT, nơi tác giả đang công tác để thảo luận về việc loại biến trên.
- Biện luận khi loại biến CH2 (tôi nhận thấy cơ hội thăng tiến của những người làm việc giỏi tại công ty rất tốt), 6 trong 8 người được hỏi đồng ý với việc loại biến này và 2 người khơng có ý kiến. Lý đo được các đáp viên đưa ra là họ cảm giác mơ hồ về khái niệm người làm việc giỏi, như thế nào là làm việc giỏi, làm chăm chỉ hay làm hiệu quả, tuy hiểu quả nhưng chưa chắc đã được thăng tiến do chưa thỏa điều kiện của lộ trình cơng danh hoặc do công ty hết quota, quỹ khen thưởng. Có nhiều điều tế nhị để có thể đánh giá chính xác yếu tố này.
- Biện luận khi loại biến DG3 (tôi tin sự thành công của tôi và của tổ chức gắn chặt với nhau), đa số những NV được hỏi đều đồng ý với việc loại biến này. Lý do họ đưa ra là nội dung câu hỏi không phù hợp với thành phần “đánh giá cá nhân”, nó khơng cho thấy được sự liên quan nào giữa việc NV được đánh giá hay tổ chức đánh giá nhân viên, đặc biệt ở NV có cấp bậc thấp như triển khai.
Do đó, với những ý kiến đóng góp và lập luận như trên, ta có thể yên tâm loại 2 biến CH2 và DG3 ra khỏi mơ hình. Các biến quan sát cịn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần 2. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai cho thấy có 7 nhân tố được rút trích với hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng, chúng có ý nghĩa thiết thực. Hệ số KMO = 0.869 (>0.6) nên EFA phù hợp với dữ liệu. Giá trị Sig. của kiểm định Barlett’s Test là 0.000, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai
trích đạt 76.43% thể hiện rằng 7 nhân tố rút ra giải thích được 76.43% biến thiên của dữ liệu. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 với Eigenvalue = 1.091
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố lần 2
STT Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 1 CSTL3 .754 2 CSTL4 .750 3 CSTL6 .686 4 CSTL5 .680 5 CSTL2 .655 6 CH3 .651 7 CH5 .632 8 CH4 .631 9 CH1 .509 10 QH3 .730 11 QH4 .703 12 QH2 .649 13 CSTL1 .635 14 QH1 .629 15 DKLV3 .774 16 DKLV4 .764 17 DKLV2 .743 18 DKLV1 .577 19 DG4 .737 20 DG1 .696 21 DG2 .611 22 TH3 .885 23 TH1 .823 24 TH2 .624 25 CN4 .824 26 CN3 .712 27 CN1 .643 28 CN2 .580 29 CNTT4 .831 30 CNTT2 .798 31 CNTT3 .690 32 CNTT1 .580
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 08/2013)
Ở các nhân tố 1 và 2 ta nhận thấy có sự tương quan giữa các biến thuộc hai thành phần khác nhau, vì vậy ta tiến hành kiểm định CR lại cho 2 nhân tố trên. Kết quả như sau:
Bảng 4.6: Kết quả điểm định lại Cronbach Alpha của 2 nhân tố
STT Nhân tố Số biến quan sát Cronbach's Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Nhân tố 1 9 0.959 0.752 2 Nhân tố 2 5 0.883 0.621
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 08/2013)
Cả hai thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép với hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
Biện luận việc gộp, loại biến: Như vậy kết quả cuối cùng sau khi kiểm định
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA đã loại tổng cộng 3 biến so với tập 35 biến ban đầu, đồng thời rút trích được 7 nhân tố so với tập 8 nhân tố đề xuất ban đầu. Do đó các nhân tố cần phải được đặt tên và hiệu chỉnh lại cho phù hợp để sử dụng cho các phân tích tiếp theo và được trình bày như sau:
Nhân tố thứ 1: Các biến đều tập trung ở thành phần Chính sách tiền lương và Cơ hội thăng tiến, nên được đặt tên lại là Chính sách và cơ hội, kí hiệu là CSCH, bao gồm 9 biến quan sát: CSTL2, CSTL3, CSTL4, CSTL5, CSTL6, CH1, CH3, CH4, CH5.
Nhân tố thứ 2: Các biến chủ yếu thuộc thành phần Mối quan hệ, chỉ có một biến CSTL1 thuộc thành phần Chính sách tiền lương nên ta vẫn đặt tên biến là Mối quan hệ, kí hiệu là QH bao gồm 5 biến : QH1, QH2, QH3, QH4, CSTL1.
Nhân tố thứ 3: Các biến đều thuộc thành phần Điều kiện làm việc nên vẫn được đặt tên là Điều kiện làm việc, kí hiệu DKLV bao gồm 4 biến: DKLV1, DKLV2, DKLV3, DKLV4.
Nhân tố thứ 4: Các biến đều thuộc thành phần Đánh giá cá nhân nên ta vẫn đặt tên là Đánh giá cá nhân, kí hiệu là DG bao gồm 3 biến: DG1, DG2, DG4.
Nhân tố thứ 5: Các biến đều tập trung ở thành phần Thương hiệu doanh nghiệp, nên vẫn giữ nguyên tên gọi là Thương hiệu doanh, kí hiệu là TH, bao gồm 3 biến: TH1, TH2, TH3.
Nhân tố thứ 6: Các biến đều tập trung ở thành phần Cảm nhận về công việc nên vẫn giữ nguyên tên gọi là Cảm nhận về cơng việc, kí hiệu là CN bao gồm 4 biến : CN1, CN2, CN3, CN4.
Nhân tố thứ 7: Các biến đều thuộc thành phần Đặc thù ngành nghề, nên ta vẫn đặt tên biến là Đặc thù ngành nghề, kí hiệu là CNTT bao gồm 4 biến: CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4.