.8 Thang đo lường nhân tố đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 53 - 58)

3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ - thảo luận tay đôi

Sau khi tổng hợp, một bảng câu hỏi ban đầu với 35 biến quan sát được phỏng vấn, thảo luận với một nhóm đại diện của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động đầu tư tại Long An, có nhà xưởng tại Long An, văn phịng giao dịch tại Long An. Kết quả nghiên cứu tay đôi, biến UD3 là hỗ trợ giải phóng mặt bằng nên gộp vào chung biến UD1 và đổi thành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; biến TN1 và biến TN2 gộp lại thành biến nguồn nông sản, thủy sản, hải sản dồi dào, biến TT4 bị loại vì mức độ tác động đến quyết định đầu tư không cao bằng những biến khác.

Như vậy, khơng có sự thay đổi về các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An, chỉ điều chỉnh một số biến quan sát. Do đó, mơ hình nghiên cứu được giữ ngun và bảng câu hỏi được hiệu chỉnh còn lại 32 biến quan sát, được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm. Bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng được gửi đến đại diện của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn nghiên cứu.

Nhân tố Biến

quan sát Câu hỏi khảo sát

Đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Long An

DT1 Quyết định đầu tư vào Long An mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư

DT2 Doanh nghiệp sẽ mở rộng khu vực đầu tư tại Long An

DT3 Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và đầu tư lâu dài tại Long An

3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 25 biến quan sát. Theo Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, với m số biến độc lập. Theo Cattell (1978), số lượng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá là tối thiểu từ ba đến sáu lần của tổng số biến quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra số lượng mẫu cần thiết có thể là 200.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm kiểm định các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An, thực hiện qua các giai đoạn:

- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát khơng giải thích cho khái niệm nghiên cứu (khơng đạt độ tin cậy) đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.

- Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi qui bội với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày cụ thể thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu. Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Long An dựa theo mơ hình nghiên cứu của cơng trình nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu 7 nhân tố tác động đến đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Long An bao gồm nhân tố thị trường, lợi thế về chi phí, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, ưu đãi và hỗ trợ. Các biến quan sát được kế thừa từ cơng trình nghiên cứu trước và khám phá mới qua phương pháp chuyên gia, hiệu chỉnh theo phỏng vấn tay đôi để đưa ra bảng khảo sát chính thức dùng nghiên cứu trên mẫu thiết kế. Kết quả dữ liệu thu thập được phân tích trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và cỡ mẫu thích hợp cho phân tích. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mơ hình và các giả thuyết được phân tích bằng hồi qui bội theo phương pháp Enter.

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của đề tài được chọn là các doanh nghiệp FDI tại Long An. Mẫu được chọn chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm, với 1 là hồn tồn khơng đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý.

Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 250 bảng câu hỏi được gửi đi bằng cách gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, gọi điện, và khảo sát qua mạng trực tuyến, thư điện tử. Trong đó, thu về được 231 bảng trả lời từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015. Sau khi kiểm tra, 07 bảng bị loại bỏ do cịn nhiều ơ trống hoặc có cùng 1 câu trả lời từ đầu đến cuối bảng câu hỏi (đánh theo hình chéo hoặc cùng một mức độ cho tất cả các mục hỏi). Cuối cùng, 224 bảng câu hỏi hồn tất được sử dụng cho phân tích dữ liệu ở bước tiếp theo. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thơng qua phần mềm SPSS 20.0.

4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. (Nunnally và Burnstein, 1994).

Thang đo thị trường tiềm năng gồm 3 biến quan sát (TT1, TT2, TT3) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.775 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo lợi thế về chi phí gồm 6 biến quan sát (CP1, CP2, CP3, CP4, CP5, CP6) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.885 và các hệ số tương quan biến tổng của các

biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo nguồn nhân lực gồm 6 biến quan sát (NL1, NL2, NL3, NL4, NL5, NL6) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.885 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo tài nguyên thiên nhiên gồm 4 biến quan sát (TN1, TN2, TN3, TN4) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.805 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm 5 biến quan sát (HT1, HT2, HT3, HT4, HT5) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.849 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo vị trí địa lý gồm 2 biến quan sát (VT1, VT2) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.799 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo ưu đãi và hỗ trợ gồm 3 biến quan sát (UD1, UD2, UD3) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.798 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 biến quan sát (DT1, DT2, DT3) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.764 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)