Kết quả kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 70)

Giả

thuyết Tên giả thuyết Sig VIF Kết quả

H1 Thị trường tiềm năng có ảnh hưởng tích cực

đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.003 1.561

Chấp nhận

H2 Lợi thế về chi phí có ảnh hưởng tích cực đến

đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.000 1.602

Chấp nhận

H3 Nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến

đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.028 1.182

Chấp nhận

H4 Tài ngun thiên nhiên có ảnh hưởng tích

cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.003 1.478

Chấp nhận

H5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng tích

cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.002 1.736

Chấp nhận

H6 Vị trí địa lý có ảnh hưởng tích cực đến đầu

tư trực tiếp nước ngoài 0.000 1.298

Chấp nhận

H7 Ưu đãi và hỗ trợ có ảnh hưởng tích cực đến

đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.045 1.589

Chấp nhận Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được chấp nhận. Nói chính xác, nguồn nhân lực (NL), lợi ích về chi phí (CP), cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT), tài nguyên thiên nhiên (TN), thị trường tiềm năng (TT), ưu đãi và hỗ trợ (UD) và vị trí địa lý (VT) ảnh hưởng thuận chiều với đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá thang đo 6 nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảy nhân tố này được xem là biến độc lập đầu tư trực tiếp nước ngoài là biến phụ thuộc được đưa vào phân tích hồi qui bội.

cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiềm năng, ưu đãi và hỗ trợ và vị trí địa lý ảnh hưởng thuận chiều đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đây cũng chính là cơ sở để đưa ra các kiến nghị sẽ được trình bày trong chương 5 tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy mơ hình nghiên cứu ban đầu với 07 biến độc lập theo thứ tự hệ số hồi quy đã chuẩn hóa giảm dần là: lợi thế về chi phí (0,220); vị trí địa lý (0,212); cơ sở hạ tầng kỹ thuật (0,177); thị trường tiềm năng (0,164); tài nguyên thiên nhiên (0,157); ưu đãi và hỗ trợ (0,110); nguồn nhân lực (0,105). Hệ số hiệu chỉnh R2 bằng 0,579 cho thấy các yếu tố trên đã giải thích được 57,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc là sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An.

Kết quả nghiên cứu khẳng định các giả thuyết đề ra là sự ảnh hưởng của bảy nhân tố: nhân tố nguồn nhân lực, nhân tố tài nguyên thiên nhiên, nhân tố thị trường tiềm năng, nhân tố ưu đãi và hỗ trợ, nhân tố vị trí địa lý tác động thuận chiều đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu là cơ sở vững chắc, khẳng định tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Long An nói riêng, và cả nước Việt Nam nói chung mà cơ quan quản lý cần nhìn nhận, đánh giá và thực hiện các chính sách mang tính chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI.

Để đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động FDI và theo định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tác giả đề xuất một số giải pháp xoay quanh bảy yếu tố tác động theo kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tận dụng thuận lợi và khắc phục những hạn chế tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động FDI đến năm 2020 trong tương quan với quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh Long An.

5.2. Hàm ý chính sách

5.2.1. Nâng cao tính hấp dẫn của thị trường

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ là một trong những hướng đi quan trọng bằng cách khuyến khích các ngành cơng nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam như: cơng nghệ cao, cơng nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm...

Ngoài ra, xét về ngành và lĩnh vực đầu tư FDI tại Long An, thì ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất, thứ hai là lĩnh vực vận tải. Do đó, tỉnh cần có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở 2 lĩnh vực này, một phần giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn giúp cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển mạnh theo hướng công nghiệp theo định hướng phát triển chung của tỉnh với nhiều chính sách khác nhau. Trong đó, tỉnh nên xem xét quy hoạch đầu tư xây dựng những cụm công nghiệp chuyên biệt về công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu như: vải, trang phụ liệu ngành dệt may, linh kiện điện tử, chi tiết lắp ráp, v.v. đầu tư vào Long An để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tại chỗ.

5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Kết quả nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng của nhân tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI của nhà đầu tư. Do đó, Long An cần chú trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tồn diện, cả về chun mơn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề và trình độ ngoại ngữ.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang cần lực lượng lao động có trình độ tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn tại chỗ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn tuyển dụng đội ngũ nhân sự từ tuyến thành phố Hồ Chí Minh nên phát sinh chi phí đưa đón và tính ổn định, gắn bó với cơng ty khơng lâu dài. Do đó, rất cần thiết để chính quyền có những chủ trương, chính sách riêng biệt nhằm đào tạo nghề và theo chuyên ngành như nghề mộc, nghề may mặc, nghề đan dệt, cơ khí, sửa chữa máy móc, v.v nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp FDI.

Phối hợp, liên kết với các trường, trung tâm đào tạo nghề cùng với ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc để nâng cao trình độ ngoại ngữ của nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu lao động và làm việc của một số doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc trước làn sóng đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới.

Trong dài hạn, tỉnh cần xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, theo nhu cầu của nhà đầu tư để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp hoặc thừa lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao hoặc lao động thiếu kỹ năng. Để thực hiện hiệu quả, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề cần phối hợp với nhà đầu tư đề đào tạo theo chương trình chuyên sâu mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Trong q trình đào tạo, ln chú trọng việc nâng cao nhận thức của học viên để rèn luyện tác phong công nghiệp từ khi còn đi học, để nâng cao năng suất lao động và cống hiến cho doanh nghiệp xứng đáng với tiền cơng được nhận. Có như thế, các doanh nghiệp FDI mới tin tưởng vào sự gắn bó của lao động, ghi nhận cơng sức và đánh giá cao văn hóa làm việc của người lao động Việt Nam.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội và thu hút các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực như đóng góp kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp. Thu hút nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực và xây các trường đại học chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, tỉnh củng cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Tăng cường vai trò của tổ chức Cơng Đồn trong doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp hay có biến động về lao động, thường xuyên xảy ra đình cơng, xây dựng mối quan hệ hài hịa giữa người lao động và người sử dụng lao động để người lao động gắn bó lâu dài, giảm thiểu tình trạng đình cơng do mức lương thấp, tạo biến động trong lực lượng lao động gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2.3. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tác động đến quyết định đầu tư trực tiểp nước ngồi vào Long An. Do đó, Long An cần khai thác tối đa hiệu quả lợi thế vị trí địa lý mang lại, bằng cách cải thiện và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, đặc biệt là khả năng đáp ứng và kết nối giữa các hạ tầng. Cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng, cảng, bến cảng thủy nội địa

phù hợp với quy hoạch, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa.

Trong ngắn hạn, tỉnh cần đảm bảo công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách an tồn, hiệu quả cùng với bảo vệ mơi trường, phịng tránh các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí; thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu; nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn, đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an tồn và thơng suốt.

Song song, tỉnh cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Trung Ương, đẩy mạnh tập trung hoàn thành các dự án như quy hoạch xây dựng Khu Kỹ Thuật cửa khẩu Long An và cảng quốc tế Long An:

 Khu Kỹ Thuật là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực và khu thuế quan, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Hiện nay, khu kỹ thuật vẫn đang triển khai xây dựng trạm kiểm soát liên hợp và các cơng trình liên quan,với tổng diện tích 11,61 ha và vốn đầu tư 144,016 tỷ đồng, do UBND thị xã Kiến Tường làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, toàn bộ dự án sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng tỉnh Long An; là đầu mối giao thông vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và quốc tế; đầu mối giao thương kết nối với các tiểu vùng sông Mê Kông.

 Dự án cảng quốc tế Long An, thuộc xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, cách cửa biển Đông khoảng 14 km, dự kiến khi hoàn thành sẽ trở thành một “cảng Sài Gòn” mới, nối với hai tuyến đường thủy nội địa có năng lực vận tải lớn cho ĐBSCL là TP.HCM - Kiên Lương và TP.HCM - Cà Mau, là hai tuyến đường thủy quan trọng, có năng lực vận tải hàng hóa rất lớn cho khu vực ĐBSCL, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, mở ra hướng vận chuyển biển quốc tế thuận lợi hơn nhiều với việc giảm chi phí xuất nhập khẩu. Cảng quốc tế Long An có 2.600m nằm dọc sơng Sồi Rạp, có thể để tiếp nhận tàu biển trọng tải 30.000-70.000 DWT. Công suất bốc dỡ của cảng dự kiến khi đưa vào hoạt động giai đoạn 1 năm 2013 là 2,5 triệu

tấn/năm, sẽ tăng lên 9,3 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 15 triệu tấn/năm vào năm 2020.

Giải quyết tốt việc cung cấp điện an toàn và ổn định, trong mọi trường hợp khơng để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. UBND tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế phải phối hợp quản lý mức giá cấp nước, cấp điện của các khu, cụm cơng nghiệp và có hình thức chế tài phù hợp nhằm tránh tình trạng các khu công nghiệp không chấp hành và tự áp dụng mức giá nước, giá điện, gây bức xúc và tăng chi phí cho doanh nghiệp đầu tư.

Hồn thiện hạ tầng viễn thơng của ngành hải quan như đường truyền internet, nâng cao tốc độ xử lý dữ liệu điện tử, trang bị thêm số lượng hệ thống camera giám sát, máy soi container để rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa, tránh chi phí lưu kho, lưu bãi phát sinh cho doanh nghiệp. Đồng thời phải có sự kết nối chặt chẽ và cập nhật dữ liệu giữa hải quan địa phương với kho bạc và ngân hàng thương mại để doanh nghiệp đỡ mất thời gian và gặp khó khăn khi mở tờ khai.

5.2.4. Giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tư

Chi phí hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng được nhà đầu tư chú trọng vì liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, Long An cần có những bước đi cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí đầu tư và chi phí hoạt động, như:

Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với dịch vụ hành chính liên quan đến giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, các cơ quan có trách nhiệm cần cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục cần làm, niêm yết cơng khai phí và lệ phí, đơn giản hóa thủ tục, thơng tin đầy đủ về thời hạn trả kết quả và trả kết quả đúng lịch hẹn.

Tiếp tục đầy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Thời gian xử lý thủ tục hành chính càng rút ngắn, càng giúp cắt giảm c hi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Đặc biệt, từ ngày 14/10/2016, Trung tâm phục vụ hành chính cơng tỉnh Long An đi vào hoạt động, sẽ tiếp nhận, giải

quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ. Với sự ra đời của Trung tâm phục vụ hành chính cơng, thay vì phải mất nhiều thời gian đi lại và chờ đợi, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An có thể chỉ mất vài phút cho một thủ tục đơn giản như cấp giấy phép lái xe hoặc tối đa 30 phút cho thủ tục xin cấp phép đánh bắt thủy sản. Đây là một trong những hướng tích cực mà chính quyền Long An đã thực hiện và cần đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính trên tồn tỉnh.

Ngồi ra, tỉnh cũng cần chú trọng cải cách thủ tục hành chính đối với thủ tục hải quan, thuế. Các chi phí về điện, nước, hạ tầng viễn thơng, các khoản phí và lệ phí cần được cơng bố, kiểm tra, giám sát và có chính sách ưu đãi đối với nhiều đối tượng và khu vực đầu tư, ví dụ đối với những khu vực ưu đãi đầu tư thì mức giá thuê đất, mức thuế, giá điện, nước cũng cần khác nhau nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động và giảm thiểu chi phí phát sinh trong q trình đầu tư và hoạt động kinh doanh.

Để giải quyết tình trạng giá thuê đất cao cản trở hoạt động FDI, tỉnh cần chủ động chỉ đạo các địa phương về chính sách cho thuê đất linh hoạt: trong bối cảnh thị trường cho thuê bất động sản cịn đang đối diện với nhiều khó khăn, chủ đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất nên đưa ra nhiều chính sách cho thuê đất linh hoạt, cũng như phương thức thanh toán nhanh chậm tùy theo khả năng tài chính của cơng ty, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước. Ví dụ như khu công nghiệp Minh Ngân, nằm trong hệ thống cụm khu cơng nghiệp Đức Hịa III, với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, kèm theo quỹ đất sạch đã được quy hoạch trong cụm khu công nghiệp rộng lớn, nên nơi đây đã và đang phát triển tốt phục vụ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh long an (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)