CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Long An (2011-2015)
miền Nam Việt Nam. Về vị trí, có thể ví Long An như cửa ngõ giao thương, chiếc cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước – với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đơng Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nền cơng nghiệp phát triển nhất cả nước. Long An cịn có lợi thế từ đường biên giới dài 133km giáp với Vương quốc Campuchia. Với vị trí chiến lược như vậy, Long An vừa có điều kiện phát triển cơng nghiệp, dịch vụ với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp khá lớn, lên đến 13.500ha đến năm 2020 và kết cấu hạ tầng ngày càng hồn thiện; vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng Hạ nuôi trồng thủy sản truyền thống và nhiều vùng chuyên canh khác.
Những năm gần đây, kinh tế của Long An luôn tăng trưởng khá, tạo tiền đề vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,26%, GDP bình quân đầu người 50,7 triệu đồng/người/năm, đứng thứ ba trong khu vực. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2014, Long An xếp thứ bảy trong số 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long trong chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2015 là xếp thứ 9/63 tỉnh thành và thứ 2/13 khu vực ĐBSCL). Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được chú trọng, hiệu quả thiết thực hơn. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động tăng lên rõ rệt. Long An có 16 khu cơng nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy hơn 61%. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả khá. Giai đoạn 2011-2015 đã cấp giấy chứng nhận cho 380 dự án đầu tư nước ngoài, tăng 72,7% so với giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư đăng ký trên 2,1 tỷ USD. Đến hết tháng 9/2016, tỉnh đã thu hút 772 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký trên 5,1 tỷ USD, trong đó nhiều nhất là các nước và vùng lãnh thổ như: Đài Loan (164 dự án với số vốn 977 triệu USD), Hàn Quốc (140 dự án với số vốn 571 triệu USD), Singapore (26 dự án với số vốn 508 triệu USD), Hoa Kỳ (17 dự án với số vốn 471 triệu USD), Nhật Bản (125 dự án với số vốn 421 triệu USD), kế đến là
Hong Kong, Thái Lan, Pháp…
Biểu đồ 2.1: Tình hình đầu tư phát triển tại Long An (2011-2015)
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội qua các năm (2011-2015) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
Bảng 2.1: Tình hình đầu tư nước ngồi tại Long An (2011-2015)
Năm
Đăng ký mới Lũy kế cuối năm Đi vào hoạt động
Cấp mới (Dự án) Vốn đăng ký (Triệu USD)
Tổng dự án (Triệu USD) Vốn lũy kế Dự án Vốn (Triệu USD) 2011 68 198 407 3.453 170 1.421 2012 58 129,5 456 3.341 265 1.625 2013 52 185 494 3.088 272 1.673 2014 90 646 581 3.788 365 2.240 2015 105 533 680 4.511,7 414 2.750
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tình hình KT-XH qua các năm (2011-2015) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
Bảng 2.2: Địa phương đầu tư FDI tại Long An (2015)
Huyện Số Doanh nghiệp
Đức Hòa 243 Bến Lức 95 Cần Giuộc 90 Mộc Hóa 25 Cần Đước 23 Thủ Thừa 7 Thạnh Hóa 3 Đức huệ/ Tân Trụ 1
Nguồn: Cục Đầu Tư Nước Ngoài - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (2015)
Tuy vậy, nhìn chung, Long An vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn nên
các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới và mở rộng quy mơ. Ngồi ra, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa nhanh. Năng lực của một số chủ đầu tư còn yếu, nguồn lực vốn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu nên tăng trưởng của ngành xây dựng chưa cao (Biểu đồ 2.1).
Xét về hình thức và đối tác đầu tư: Long An có 465 dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngồi với tổng vốn đầu tư là 2,9 tỷ USD, chiếm 85% tổng số dự án và 71% tổng vốn đầu tư của Long An. Theo hình thức liên doanh có 73 dự án và 1 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 24% tổng vốn đầu tư của Long An.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 485 dự án và 2,96 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 88% tổng số dự án và 71% tổng vốn đầu tư của Long An. Đứng thứ hai là lĩnh vực vận tải, kho bãi với 7 dự án và 496 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 12% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Long An). Đứng thứ ba là lĩnh vực xây dựng với 13 dự án và 301 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 7,3% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Long An). Trong đó, Đài Loan và Hàn Quốc là các quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất tại Long An.
Bảng 2.3. Top 10 quốc gia đầu tư nước ngoài tại Long An (2011-2015)
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
1 Đài Loan 145 961,388,144 2 Hàn Quốc 96 747,601,534 3 BritishVirginIslands 19 596,960,691 4 Nhật Bản 76 368,313,320 5 Hồng Kông 19 302,681,210 6 Singapore 22 251,628,524 7 British West Indies 1 200,000,000 8 Samoa 11 125,050,000 9 Trung Quốc 61 100,663,634 10 Thái Lan 17 92,755,000
Nguồn: Cục Đầu Tư Nước Ngoài - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (2015)
2.2.2. Một số yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Long An
Trong gần 30 năm đổi mới, Long An đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong q trình phát triển. Q trình đổi mới được phát động năm 1986, đã biến Long An từ một tỉnh thuần nông, nghèo phù sa của Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành một tỉnh phát triển đa dạng theo hướng cơng nghiệp hóa, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, dẫn đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh tế Long An đã phát triển khá mạnh mẽ trong thời gian qua. GDP bình quân đầu người của Long An thuộc nhóm tăng nhanh cả nước, đạt mức 7,5%/năm trong thập kỷ 1990-2000 và đạt 10,3%/năm trong thập kỷ 1990-2000. Kinh tế Long An tiếp tục tăng trưởng trong năm 2015 với tốc độ tăng trưởng đạt 11,6%; riêng trong 06 tháng đầu năm 2016, với mức tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) đạt 7,6%. Sự tăng trưởng khá ổn định của Long An trong điều kiện các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả nước suy giảm tăng trưởng thể hiện sự bền vững của nền kinh tế năng động.
Long An phát triển tương đối đồng đều - với tỷ lệ nghèo được giảm rõ rệt và các thành quả phát triển về xã hội cũng cải thiện đáng kể về mọi mặt. Thu nhập bình quân đầu người những năm đầu thập niên 1990 khoảng 1,15 triệu đồng/người/năm, đã tăng lên khoảng 4,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 và đạt 50,7 triệu đồng/ người/năm vào năm 2015. Mặc dù tiêu chí hộ nghèo được điều chỉnh tăng theo từng thời kỳ, nhưng tỷ lệ nghèo của tỉnh Long An vẫn được giảm rõ rệt từ trên 11,5% năm 1993 xuống còn dưới 2,5% đến năm 2015. Các chỉ số xã hội của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong những thập kỷ qua, góp phần cùng cả nước thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đạt được trước thời hạn. Không chỉ thu nhập tăng lên mà giáo dục cũng được cải thiện và tuổi thọ trung bình của người Long An cũng cao hơn mức trung bình cả nước. Tỉ lệ tử vong bà mẹ đã giảm xuống dưới mức trung bình các nước thu nhập trung bình cao, và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm hơn một nửa.
Biểu đồ 2.2: GDP/Kim ngạch xuất nhập khẩu Long An (2011-2015)
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tình hình KT-XHi qua các năm (2011-2015) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
Long An tăng cường hoạt động đối ngoại và chủ động cho lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là với Liên minh Kinh tế Á Âu, Hàn Quốc, và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đến nay, Long An có quan hệ hợp tác phát triển với các địa phương (cấp tỉnh) như: Chungnam (Hàn Quốc); thành phố Komaki, thuộc tỉnh Aichi (Nhật Bản); Trat (Thái Lan); Đăng ký nhãn hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho các đặc sản của tỉnh như: Gạo Nàng thơm Chợ Đào, Thanh long Châu Thành; phục tráng, lai tạo giống vật nuôi, cây trồng chất lượng cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu phù hợp với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Chính quyền Long An đã thể hiện quyết tâm cải cách. Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 của tỉnh tập trung vào cải cách cơ cấu, đảm bảo bền vững môi trường, công bằng xã hội cũng như các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô. Chiến lược xác định ba lĩnh vực “đột phá” bao gồm: (i) phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng (nhất là nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo); (ii) hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; và (iii) phát triển hạ tầng. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 đã cụ thể hóa hai chương trình đột phá: (i) Huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp
vùng kinh tế trọng điểm; (ii) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 xác định 03 cơng trình trọng điểm, chủ yếu là giao thông - đô thi: (i) Trục giao thông Đường tỉnh 830 nối vùng sản xuất cơng nghiệp Đức Hịa - Bến Lức, Cần Đước - Cần Giuộc với Cảng Long An; (ii) Đường Vành đai thành phố Tân An; (iii) Trục hạ tầng giao thông - đô thị Tiền Giang - Long An - Thành phố Hồ Chí Minh…
2.2.2.2. Vị trí địa lý
Long An có diện tích 4.492 km2 với dân số 1,5 triệu người, là một tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam. Về vị trí, có thể ví Long An như cửa ngõ giao thương, chiếc cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước – với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đơng Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nền cơng nghiệp phát triển nhất cả nước. Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đơng giáp Tp. Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50 và các đường tỉnh lộ ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825, v.v…và tỉnh Tây Ninh. Long An cịn có lợi thế từ đường biên giới dài 133km giáp với Vương quốc Campuchia. Với vị trí chiến lược như vậy, Long An vừa có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp khá lớn, lên đến 13.500ha đến năm 2020 và kết cấu hạ tầng ngày càng hồn thiện; vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển nơng nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng Hạ nuôi trồng thủy sản truyền thống và nhiều vùng chuyên canh khác.
Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. Đường thủy liên vùng và quốc gia đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội cho sự phát triển. Với vị trí nằm lân cận TP.HCM và ngày càng có mối liên hệ kinh tế chặt chẽ với vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm gần đây Long An đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng sơng Cửu Long.
Trong giai đoạn 2011-2015, Long An tập trung thực hiện kế hoạch phát triển đồng bộ nguồn nhân lực, giải quyết việc làm - giảm nghèo. Số lượng lao động được giải quyết việc làm nhìn chung ổn định từ năm 2011-2013, giảm nhẹ trong năm 2014 ảnh hưởng từ các cuộc đình cơng; nguyên nhân chủ yếu liên quan đến lợi ích, chế độ tiền lương, thưởng Tết, thời giờ làm việc, nghỉ phép năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều qua các năm, đạt 60%, trong đó, chiếm đa số là đào tạo ngắn hạn dạy nghề dưới 3 tháng, tiếp đến là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề rất thấp. Năm 2015, tỷ lệ này tương ứng là 71%; 16,7%; 9,4% và 2,8% trong tổng số 18.000 lao động tuyển sinh qua cơ sở đào tạo.
Biểu đồ 2.3: Tình hình lao động Long An (2011-2015)
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo tình hình KT-XH qua các năm (2011-2015) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng
Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phân bố hợp lý. Các khu, cụm công nghiệp đều thuận lợi về đường bộ và đường sông, quy hoạch cảng biển của tỉnh Long An có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 tấn là những điểm thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, đến hết năm 2015 đã có 99,63% hộ gia đình có điện sử dụng, trong khi năm 1993 chưa đến 53% số hộ gia đình được sử dụng điện. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn tăng từ 39% năm 1997 lên 94% đến năm 2015.
tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A với 30km chiều dài, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, đường N2, Tỉnh lộ 10, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Các tuyến đường bộ kết nối các khu công nghiệp ở Long An đến thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên được bảo trì nâng cấp đảm bảo khả năng vận tải hàng hóa bằng container có tải trọng lớn đến các cảng và khu vực.
Về Khu Cơng nghiệp, tồn tỉnh hiện có 16/28 khu cơng nghiệp đang đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 56.6%, đã thu hút được 1040 dự án đầu tư, thuê lại 1.574,4 ha đất và 832.179m2 nhà xưởng, trong đó có 404 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 2.565,2 triệu USD và 636 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 44.438,5 tỷ đồng. Những khu công nghiệp như: Long Hậu, FuLu, Thuận Đạo, Tân Đức, Hải Sơn, Đức Hòa I, Xuyên Á, Đức Hòa III, Long Hậu, Long Hậu - Hịa Bình,… đã đi vào hoạt động và trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư trong và ngồi nước, góp phần đưa ngành công nghiệp trở thành động lực phát triển của tỉnh.
Về Cụm Công nghiệp, tồn tỉnh hiện có 14/32 cụm cơng nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng, diện tích 3.368 ha, trong đó: có 18 cụm cơng nghiệp đã có quyết định thành lập với diện tích 640 ha với 3 cụm công nghiệp mới (Hiệp Thành, Quốc Quang, Hựu Thạnh - Liên Á). Các cụm công nghiệp hoạt động thu hút được 254 dự án đầu tư, thuê lại 397,7 ha đất, gồm 55 dự án có vốn đầu tư nước ngồi, với tổng vốn đầu tư 201,7 triệu USD, thuê lại 397,7 ha đất; và 182 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 4.903,13 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp hoạt động trên 85,4%. Đã có 182 doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, thu hút khoảng 15.300 lao động làm việc.
2.2.2.5. Chi phí đầu vào
Tại Long An, ngay trong KCN kết nối nguồn nước ra các sông lớn như Sông Vàm Cỏ Đông, cơ sở hạ tầng hệ thống đường bộ cũng được đầu tư khá tốt, thuận