Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Bằng chứng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Bằng chứng thực nghiệm

4.3.1 Phân tích đơn biến

Bài nghiên cứu bắt đầu phân tích với những so sánh đơn biến giữa tỷ lệ chi trả cổ tức của nhóm cơng ty có thanh khoản cổ phiếu cao và nhóm cơng ty có thanh khoản cổ phiếu thấp. Các công ty được phân loại thành nhóm có thanh khoản cổ phiếu cao và nhóm có thanh khoản cổ phiếu thấp theo mức trung vị (Median) thanh khoản trong từng năm. Các quan sát với thanh khoản cổ phiếu trên mức trung vị được gọi là nhóm thanh khoản cổ phiếu cao, trong khi những cơng ty bên dưới tạo thành các nhóm cổ phiếu thanh khoản thấp. Tạo biến giả CategoryLIQ là biến phân nhóm thanh khoản cổ phiếu. Biến CategoryLIQ nhận giá trị 1 (nhóm có thanh khoản cổ phiếu cao) nếu thanh khoản cổ phiếu i trên mức trung vị trong năm t và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.

Bảng 4.3 – Thống Kê Mô Tả Dữ Liệu Của Biến CategoryLIQ và tỷ lệ chia cổ tức

Nhóm thanh khoản cổ phiếu thấp (CategoryLIQ = 0)

Nhóm thanh khoản cổ phiếu cao (CategoryLIQ = 1) Mean S.D P50 Mean S.D P50 DVE 0.8723662 3.107699 0.3454 0.81407 2.8616 0.28706 DVC 0.6726227 1.504972 0.244074 0.622218 1.577829 0.217223 DVP 0.7875 0.409247 1 0.827471 0.377998 1 N 1200 1194

Nguồn: theo tính tốn của tác giả

Các kết quả thống kê trong bảng 4.3 cho thấy, đối với biến đại điện tỷ lệ trả cổ tức DVE, những cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu cao là 81.4% , trong khi các cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu thấp trả 87.2 %. Tuy nhiên, nếu xem xét biến đại điện tỷ lệ trả cổ tức DVP, bài nghiên cứu cho kết quả ngược lại khi những cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu cao có 82.7% số lượng công ty trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ này là 78.7% đối với các cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu thấp. Kết quả này là phù hợp cho các mối quan hệ giữa tính thanh khoản và

các xu hướng cổ tức (DVP). Bởi với các cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu cao, theo hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu lên chính sách trả cổ tức thì khơng nhất thiết cần chi trả cổ tức tiền mặt nhiều như một khoản bù đắp cho cổ đông. Mặt khác, các cơng ty thuộc nhóm thanh khoản cổ phiếu cao lại có nhiều khả năng hơn để thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt.

Thực hiện chạy hồi quy đơn biến giữa LIQ và tỷ lệ chia cổ tức đối với hai nhóm công ty thanh khoản cổ phiếu thấp (CategoryLIQ = 0) và công ty thanh khoản cổ phiếu cao (CategoryLIQ = 1). Kết quả hồi quy cột 1, cột 3 cho thấy mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa LIQ và DVE (0.139, t = 2.14), LIQ và DVP (0.104, t = 2.86) đối với nhóm thanh khoản cổ phiếu thấp, và tìm thấy mối tương quan dương nhưng khơng có ý nghĩa giữa LIQ và tỷ lệ chia cổ tức (DVP) với nhóm thanh khoản cao. Kết quả tìm được là phù hợp với Banerjee và cộng sự ( 2007) rằng các cơng ty có cổ phiếu thanh khoản thấp thích hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt hơn.

Bảng 4.4: Hồi quy đơn biến

Nhóm thanh khoản cổ phiếu thấp

(CategoryLIQ = 0)

Nhóm thanh khoản cổ phiếu cao (CategoryLIQ = 1) DVE DVC DVP DVE DVC DVP (1) (2) (3) (4) (5) (6) LIQ 0.139* 0.0305 0.104** 0.784 0.167 0.413 (2.14) (0.97) (2.86) (1.72) (0.67) (1.30) _cons 0.370** 0.426*** 1.404*** 0.403*** 0.410*** 1.595*** (3.06) (7.25) (17.69) (3.99) (7.42) (19.95) Sigma _cons 3.609*** 1.763*** 3.238*** 1.781*** (42.64) (42.48) (43.56) (43.77) N 1200 1200 1200 1194 1194 1194

Nguồn: theo tính tốn của tác giả Ghi chú: số liệu ở trong dấu ngoặc () là thống kê t. *, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5% và 1%.

4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến

Mặc dù các kiểm định đơn biến cho thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức của các cơng ty phụ thuộc vào tính thanh khoản cổ phiếu, nhưng có thể bỏ sót một số biến mà biến này có mối tương quan với cả hai biến thanh khoản và tỷ lệ chia cổ tức. Do đó, tác giả sử dụng phân tích đa biến để đánh giá chính thức tầm quan trọng của hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu sau khi kiểm soát các yếu tố quyết định khác của cổ tức. Các kết quả đa biến chính được thể hiện trong Bảng 4.5. Trong ba cột đầu tiên, tác giả không bao gồm bất kỳ biến kiểm soát nào. Các hệ số hồi quy của biến thanh khoản (LIQ) là dương và có ý nghĩa thống kê cho DVE (0.137, t =2.34), DVP (0.125, t =3.64). Tiếp theo, trong các cột 4, 5, 6, tác giả bao gồm các đặc điểm tài chính cơng ty như Size, Roa, Q, Lev và Cash, cùng với mã chứng khoán và năm cố định. Các hệ số hồi quy của biến thanh khoản (LIQ) vẫn là dương và có ý nghĩa, mặc dù độ lớn của chúng trở có thay đổi (tăng lên trong cột 4 cho DVE là 0.145, t = 2.48, giảm xuống ở cột 6 cho DVP 0.108, t = 2.89).

Sau đó, tác giả ước lượng một mơ hình đầy đủ được mô tả trong phương trình (1) là kết hợp thêm đặc trưng quản trị công ty gồm Top1, Independence trong các cột 7, 8 và 9. Trong cả ba cột, chúng ta tìm thấy kết quả phù hợp về mối tương quan của các biến kiểm soát với tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của công ty. Tiền chi trả cổ tức tương quan dương với khả năng sinh lời, tiền mặt, và tương quan âm với đòn bẩy và biến cơ hội tăng trưởng Q và số lượng giám đốc độc lập trong HĐQT- Independence. Đặc biệt, hệ số hồi quy của thanh khoản cổ phiếu tiếp tục tích cực và có ý nghĩa thống kê khi chúng ta khảo sát DVE (0.135, t = 2.3), DVP (0.105, t = 2.75) tương ứng. Sau khi đánh giá những đặc trưng khác của công ty, bài nghiên cứu tìm thấy mức cổ tức tiền mặt tương quan dương với thanh khoản cổ phiếu (LIQ). Các kết quả khơng chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê mà cịn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Các hệ số trước biến kiểm sốt nói chung là phù hợp với những phát hiện trong các nghiên cứu trước đó. Cổ tức giảm với cơ hội tăng trưởng, địn bẩy, tính độc lập trong HĐQT và tăng theo khả năng sinh lời và tiền mặt nắm giữ.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy đa biến với biến thanh khoản LIQ

DVE DVC DVP DVE DVC DVP DVE DVC DVP

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) LIQ 0.137* 0.0302 0.125*** 0.145* 0.03 0.108** 0.135* 0.033 0.105** (2.34) (1.01) (3.64) (2.48) (1.00) (2.89) (2.30) (1.09) (2.75) SIZE -0.109 -0.0602 -0.0449 -0.0503 -0.0462 -0.00589 (-1.69) (-1.81) (-0.88) (-0.76) (-1.35) (-0.11) ROA -0.405 3.094*** 12.60*** -0.474 3.040*** 12.48*** (-0.47) (6.24) (11.92) (-0.55) (6.13) (11.83) Q -0.173 -0.0592 -0.175* -0.109 -0.0565 -0.143* (-1.91) (-1.35) (-2.55) (-1.19) (-1.25) (-2.07) LEV -1.104** -0.192 1.005*** -1.348*** -0.259 0.827** (-2.79) (-0.92) (3.36) (-3.37) (-1.23) (2.68) CASH 1.954 1.461* 5.527*** 1.66 1.469* 5.408*** (1.45) (2.12) (3.97) (1.23) (2.12) (3.85) TOP1 0.00344 0.00299 0.00135 (1.16) (1.95) (0.58) Independence -0.181*** -0.0399 -0.115** (-3.95) (-1.70) (-3.22) _cons 0.369*** 0.414*** 1.496*** 4.037* 1.909* 1.448 2.92 1.569 0.766 (4.78) (10.40) (27.01) (2.34) (2.14) (1.07) (1.67) (1.74) (0.56) Sigma _cons 3.426*** 1.773*** 3.408*** 1.759*** 3.396*** 1.757*** (60.95) (61.00) (60.69) (61.07) (60.71) (61.08) N 2394 2394 2394 2394 2394 2394 2394 2394 2394

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ghi chú: số liệu ở trong dấu ngoặc () là thống kê t. *, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5% và 1%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)