CHƯƠNG 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Tác động của các biến tương tác khác đến thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ ch
4.5.2.2 Ảnh hưởng của dòng tiền thặng dư lên mối quan hệ giữa thanh khoản
và tiền chi trả cổ tức
Các vấn đề đại diện (agency problems) dường như sẽ nghiêm trọng hơn khi một cơng ty có thừa tiền mặt (Jensen, 1986), làm tăng nguồn lực mà các cổ đơng kiểm sốt có thể làm chuyển hướng từ cơng ty. Cụ thể, Jensen (1986) cho rằng nhà quản lý không muốn chi trả cổ tức, mà họ muốn giữ dòng tiền trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nắm giữ dòng tiền cao đơi khi lại khơng vì mục đích gia tăng giá trị cơng ty mà vì phục vụ các mục tiêu cá nhân của mình. Nắm giữ nhiều tiền trong cơng ty đồng nghĩa với việc nhà quản lý sẽ tìm cách chi tiêu nó, và do đó có xu hướng thơng qua các dự án khơng sinh lợi, thậm chí giá trị hiện tại ròng âm nếu các dự án sinh lợi khơng có sẵn (Opler, 1999). Vì thế để giảm bớt một phần rủi ro, các cổ đơng bên ngồi có thể yêu cầu một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao nhằm giảm dòng tiền tự do bên trong cơng ty. Nếu có nhu cầu vốn cho các cơ hội đầu tư mới, công ty phải huy động vốn từ bên ngoài, chịu sự giám sát của thị trường vốn (Rozeff, 1982; Easterbrook, 1984).
Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản và tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ mạnh hơn khi một cơng ty có dịng tiền mặt dư thừa hơn. Có hai thước đo dịng tiền mặt dư thừa được xây dựng.
Thứ nhất, tác giả sử dụng thặng dư giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động đầu tư (SCI). Thặng dư lớn hơn cho thấy các quỹ nội bộ có nhiều khả năng hơn đủ để tài trợ cho các khoản đầu tư của công ty. Thứ hai, tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu. Theo DeAngelo et al. (2006), doanh nghiệp với các quỹ nội bộ vượt quá cơ hội tăng trưởng có lợi nhuận tích lũy và do đó tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu cao hơn (RER). Thước đo SCI và RER cao hơn đề xuất xung đột đại diện nghiêm trọng giữa kiểm sốt cổ đơng và nhà đầu tư bên ngoài.
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của dòng tiền thặng dư lên mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức
Panel A: SCI Panel B: RER
DVE DVC DVP DVE DVC DVP
(1) (2) (3) (4) (5) (6) LIQ 0.136* 0.0334 0.104** 0.158* 0.0361 0.0508 (2.29) (1.09) (2.71) (2.30) (1.02) (1.24) LIQ*SCI 2.04E-14 1.08E-14 -2.42E-14
(0.10) (0.11) (-0.20)
SCI 5.69E-14 -9.08E-15 6.91E-14
(0.69) (-0.21) (1.05) LIQ*RER -0.0772 -0.0127 0.250** (-0.71) (-0.24) (3.06) RER -0.272 -0.112 0.497 (-1.32) (-1.00) (1.23) SIZE -0.0515 -0.0462 0.000928 -0.0428 -0.0435 -0.0167 (-0.78) (-1.35) (0.02) (-0.64) (-1.27) (-0.31) ROA -0.488 3.043*** 12.47*** 0.352 3.490*** 11.42*** (-0.57) (6.13) (11.81) (0.31) (5.07) (6.35) Q -0.111 -0.0563 -0.141* -0.11 -0.0581 -0.144* (-1.20) (-1.25) (-2.04) (-1.20) (-1.28) (-2.07) LEV -1.319** -0.265 0.851** -1.259** -0.205 0.766* (-3.28) (-1.25) (2.75) (-3.09) (-0.94) (2.34) CASH 1.622 1.475* 5.356*** 1.78 1.510* 5.191*** (1.20) (2.13) (3.81) (1.32) (2.18) (3.70) TOP1 0.00327 0.00302 0.00111 0.00313 0.00286 0.00183 (1.10) (1.96) (0.47) (1.05) (1.86) (0.78) INDEPENDENCE -0.178*** -0.0403 -0.112** -0.180*** -0.0395 -0.115** (-3.89) (-1.71) (-3.15) (-3.95) (-1.68) (-3.22) _cons 2.946 1.568 0.574 2.707 1.472 1.037 (1.69) (1.74) (0.41) (1.54) (1.62) (0.74) Sigma _cons 3.396*** 1.757*** 3.394*** 1.756*** (60.71) (61.08) (60.69) (61.08) N 2394 2394 2394 2394 2394 2394
Ghi chú: số liệu ở trong dấu ngoặc () là thống kê t. *, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5% và 1%.
Theo bảng kết quả 4.10 cho thấy rằng mối liên hệ cùng chiều giữa thanh khoản và tiền chi trả cổ tức của công ty rõ ràng hơn khi có nhiều tiền mặt thặng dư. Tuy nhiên, kết quả chưa mạnh mẽ khi chỉ tìm thấy mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa biến tương tác LIQ*RER và DVP (cột 6) là 0.25, t=3.06, và mức ý nghĩa là 5%.