Kiểm định ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu, trình tự thực hiện và phương pháp nghiên cứu

3.2.2.5 Kiểm định ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan

giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – Mơ hình nghiên cứu, mơ tả biến

Dựa theo nghiên cứu của Vithessonthi và cộng sự (2015) “The Effect of Firm Size on the Leverage-Performance Relationship during the Financial Crisis of

đến mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động thơng qua các mơ hình sau đây:

Mơ hình 1: nhằm kiểm định mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính LEV và hiệu quả hoạt động ROA

ROAi,t = β0 + β1INTt + β2GDPt + β3AGEi,t + β4SIZEi,t + β5EBITi,t + β6LEVi,t + vi + εi,t (1).

Biến phụ thuộc: ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) phản ánh khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu lãi ròng. Giá trị của chỉ số này càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Một doanh nghiệp có ít tài sản nhưng hiệu quả hoạt động cao sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có tài sản lớn nhưng hiệu quả hoạt động đạt được lại thấp. Hệ số ROA sẽ có sự khác biệt giữa các ngành do đặc thù kinh doanh. Các ngành sản xuất, vận tải, xây dựng thường có hệ số ROA nhỏ hơn so với các ngành dịch vụ, quảng cáo, thương mại do đòi hòi đầu tư nhiều vào dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị,….

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường (EPS), chỉ số Tobin’Q, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Trong bài này, bài nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chỉ tiêu ROA được Jose (1996) sử dụng, tương tự các nghiên cứu của Amin và Jamil (2015), Alam và cộng sự (2014). Kế thừa các nghiên cứu trên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được xác định như sau:

ROAi,t =Lãi rịng it

TAit

Trong đó:

ROAi,t: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty i năm t.

TAit: Tổng tài sản của cơng ty i tại năm t.

Lãi rịngit : Lợi nhuận sau thuế và lãi vay của công ty i năm t.

Lãi ròng đại diện cho doanh thu khi đã trừ đi tồn bộ chi phí bao gồm chi phí hoạt động, chi phí lãi vay và thuế. Lãi ròng thể hiện thu nhập thực của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Alam và cộng sự (2014), Muhammad và cộng sự (2014), Javied và cộng sự (2015) đã sử dụng chỉ tiêu này để tính tốn ROA.

Biến độc lập: LEV

Địn bẩy tài chính đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản. Tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu phần trăm nợ trong tổng tài sản, qua đó biết được khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tỷ số nhỏ cho thấy khả năng tự chủ cao của doanh nghiệp, tuy nhiên có thể doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế từ nợ. Tỷ số lớn cho thấy doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu, đồng thời cho thấy doanh nghiệp có rủi ro tiềm ẩn cao. Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2003) cho rằng các doanh nghiệp thường sử dụng nợ để làm tăng thu nhập cho cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này kéo theo nhiều rủi ro. Điều này hàm ý rằng các nhà quản lý nên cân nhắc việc sử dụng vốn vay quá cao để gia tăng thu nhập sẽ làm gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính, tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Ngược lại, nếu tỷ số này thấp quá thể hiện doanh nghiệp chưa khai thác địn bẩy tài chính hiệu quả.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả kế thừa từ nghiên cứu của Jermias (2008), Caballero, Teruel và Solano (2014) để đo lường biến địn bẩy tài chính (LEV) như sau:

LEVit = Giá trị sổ sách của tổng nợ của công ty i năm t

Giá trị sổ sách của tổng tài sản của cơng ty năm t

Biến kiểm sốt:

SIZEit: Quy mô doanh nghiệp.

Biến quy mô doanh nghiệp được sử dụng như biến kiểm sốt trong mơ hình. Doanh nghiệp có quy mơ lớn có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, đạt hiệu quả hoạt động cao hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Quy mơ doanh nghiệp có thể được đo lường dựa trên chỉ tiêu tổng tài sản hoặc tổng doanh số của doanh nghiệp. Himmelberg và cộng sự (1999), Margaritis và Psillaki (2010) tính quy mơ doanh nghiệp bằng cách logarit doanh số. Trong bài này, tác giả sử dụng logarit của tổng tài sản để tính tốn, tương tự nghiên cứu của Zeng (2012), Alam và cộng sự (2014), Amin và Jamil (2015).

SIZEit = ln(TA) Trong đó: TA: Tổng tài sản của doanh nghiệp.

AGEit : Số năm hoạt động của doanh nghiệp được tính từ năm doanh

nghiệp thành lập đến thời điểm nghiên cứu.

Số năm doanh nghiệp hoạt động. Một doanh nghiệp có số năm hoạt động lớn cho thấy doanh nghiệp tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có ảnh hưởng đối với thị trường. Bài nghiên cứu lấy số năm được tính từ năm cơng ty được được thành lập cho đến thời điểm thực hiện nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Jiménez và cộng sự năm 2009. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có tuổi đời lớn thường có một quá trình chuyển đổi tên gọi và sáp nhập phức tạp, bài nghiên cứu sử dụng năm thành

lập tại thời điểm các doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty cổ phần.

AGEit = log (số năm)

EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Biến EBIT được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận (trước thuế và lãi vay) trên tổng tài sản. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp được thể hiện trong báo cáo tài chính, cho biết lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trước khi thực hiện các nghĩa vụ đối với chủ nợ và Nhà nước. Myers và Majluf (1984) cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường sử dụng ít nợ hơn vì họ thành lập quỹ nội bộ cho đầu tư và phát triển.

INTt : Lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình của năm t.

Lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình của 4 ngân hàng TMCP Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, lãi suất cho vay ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nguồn tài trợ từ bên ngoài của doanh nghiệp. Biến này cho biết mức lãi suất mà các doanh nghiệp phải thực hiện khi tài trợ bằng nợ, đồng thời biến này cũng phản ánh triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế, cơ hội đầu tư, và tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biến INT được tổng hợp bởi Thomson Reuters do Trung tâm cơ sở dữ liệu của Trường Đại học Kinh tế cung cấp.

GDPt: Tốc độ tăng trưởng GDP năm t.

Tốc độ tăng trưởng GDP phản ảnh sự tăng trưởng của nền kinh tế, tác động đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, cũng như tác động đến lượng cung, lượng cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP được lấy từ cơ sở dữ liệu của World Bank.

Mơ hình 2: nhằm kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và địn bẩy tài chính có mối quan hệ phi tuyến hay khơng, mơ hình 2 dựa theo nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) sử dụng thêm biến LEV2.

ROAi,t = β0 + β1INTt + β2GDPt + β3AGEi,t + β4SIZEi,t + β5EBITi,t+ β6LEVi,t + β7LEV2i,t + vi + εi,t. (2).

Mơ hình (2) sử dụng các biến kiểm sốt và biến phụ thuộc theo mơ hình (1).

Mơ hình 3: được đưa ra nhằm kiểm tra tác động của sự thay đổi địn bẩy tài

chính lên sự thay đổi của hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng thêm biến ΔLEV làm biến phụ thuộc và biến ΔROA là biến độc lập. Đồng thời, trong mơ hình này sử dụng biến địn bẩy tài chính LEV có độ trễ bằng 1.

ΔROAi,t = β0 + β1AGEi,t −1 + β2SIZEi,t −1 + β3EBITi,t + β4ROAi,t −1 + β5LEVi,t −1 + β6ΔLEVi,t + vi + εi,t (3)

Trong đó: ΔROAi,t: Sự thay đổi ROA của công ty i của năm t so với năm t-1.

ΔROAi,t = ROA i,t – ROAi,t-1

ΔLEVi,t: Sự thay đổi LEV của công ty i của năm t so với năm t-1.

ΔLEVi,t = LEVi,t – LEVi,t-1

Mơ hình 4: sử dụng độ trễ bằng 1 cho tất cả các biến giải thích nhằm đánh

giá tác động của hiệu quả hoạt động trong quá khứ đến sự thay đổi tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ sẽ tác động đến quyết định của chủ nợ hiện tại và các chủ nợ tiềm năng đối với chất lượng của tổng tài sản, bài nghiên cứu kỳ vọng các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao sẽ gia tăng địn bẩy tài chính, do đó mơ hình kiểm định như sau:

ΔLEVi,t = β0 + β1AGEi,t −1 + β2SIZEi,t −1 + β3EBITi,t −1 + β4ROAi,t −1+ β5LEVi,t −1 + vi + εi,t (4).

Bảng 3.1 : Mô tả biến và kỳ vọng dấu

Biến Công thức Đơn vị Ý nghĩa

Kỳ vọng dấu Quy mô nhỏ Quy mô lớn ROAi,t Lãi ròng it TAit

% 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế

LEVit

Tổng nợ Tổng tài sản

Lần Nợ chiếm bao nhiêu trên mỗi đồng tài sản

- +

ΔLEV LEVi,t – LEVi,t-1 Lần - +

ROAi,t −1 % + -

AGEit log (số năm). Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

+ +

SIZEit ln(TA). Quy mô về tài sản của doanh nghiệp

+ +

EBITit Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản

% Tỷ lệ thu nhập hoạt động của doanh nghiệp trước khi thực hện nghĩa vụ đối với chủ nợ và Nhà nước trên tổng tài sản.

- -

INTt Lãi suất cho vay bình quân ngắn hạn.

% Lãi suất doanh nghiệp thực hiện khi tài trợ bằng nợ

- -

GDPt Tốc độ tăng trưởng GDP.

% Tăng trưởng của nền kinh tế + +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)