Kiểm định tính vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu, trình tự thực hiện và phương pháp nghiên cứu

3.2.2.6 Kiểm định tính vững

Theo nghiên cứu của Firth và cộng sự (2008) cho rằng các yếu tố bên trong doanh nghiệp có thể tác động đến việc xác định tỷ lệ địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tỷ lệ địn bẩy tài chính, tuy nhiên quyết định này lại có tương quan với sai số trong mơ hình hồi quy do một vài yếu tố khác tác động lên hiệu quả hoạt động và địn bẩy tài chính bị mất trong mơ hình. Khi xảy ra hiện tượng nội sinh, hồi quy theo phương pháp OLS khơng vững. Có thể ngun nhân đến từ tự tương quan phần dư hoặc do biến quan trọng bị bỏ sót. Ngồi ra, có những yếu tố riêng lẻ, khơng thể quan sát được có tác động đến biến độc lập trong mơ hình.

Để khắc phục hiện tượng nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng biến công cụ (IV) và áp dụng phương pháp phương nhỏ nhất 2 giai đoạn (2SLS). Biến tài sản cố định TANGIBILITY (viết tắt là TANG) được sử dụng là biến công cụ. Lý do sử dụng biến này là do chi phí phá sản là một nhân tố quan trọng quyết định mức độ sử dụng địn bẩy tài chính và tài sản hữu hình có xu hướng giảm chi phí phá sản, gia tăng việc sử dụng địn bẩy tài chính. Thêm vào đó, tỷ số TANG đại diện cho khả năng vay mượn cũng như tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, biến cơng cụ phải thỏa mãn hai tiêu chí là có tương quan với biến giải thích (địn bẩy tài chính) và khơng tương quan với biến phụ thuộc.

Biến công cụ được được sử dụng trong nghiên cứu của Vithessonthi và cộng sự (2015), Xu (2012), Firth (2008), biến công cụ TANG được tính theo cơng thức:

TANGi,t = Giá trị cịnlại của tài sản cố định

Giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i trong năm t

Bài nghiên cứu hồi quy biến LEV theo TANGIBILITY với 5 biến kiểm sốt theo mơ hình (5):

Mơ hình 5:

LEVi,t = β0 + β1INTt + β2GDPt + β3AGEi,t + β4SIZEi,t + β5EBITi,t + β6TANGi,t + vi + εi,t, (5). Sử dụng kết quả hồi quy ở mơ hình (5) thực hiện hồi quy theo mơ hình (6):

Mơ hình 6:

ROAi,t = β0 + β1INTt + β2GDPt + β3AGEi,t + β4SIZEi,t + β5EBITi,t + β6IVLEVi,t + vi + εi,t (6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)