LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 29 - 33)

2.2.1 Cách hiểu theo tổ chức Lao động Thế giới (ILO)

Theo cách hiểu của tổ chức Lao động thế giới (ILO) 8, điều kiện làm việc được hiểu là cốt lõi của việc làm được trả lương và mối quan hệ việc làm. Điều kiện làm việc bao hàm nhiều chủ đề và vấn đề, từ thời gian làm việc (số giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và kế hoạch công tác) đến tiền thù lao, cũng như các điều kiện thể chất và nhu cầu tinh thần ở nơi làm việc.

Như vậy, các yếu tố điều kiện lao động có thể là số giờ lao động, làm thêm giờ, tiền lương, các mối quan hệ công việc như quan hệ giữa người lao động và người lao động (bình đẳng giới, tổ chức cơng đồn), quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động (cách thức quản lý công việc), cơ chế bảo đảm sức khỏe cho người lao động (môi trường làm việc, bảo hiểm)

2.2.2 Cách hiểu theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường của Bộ Y Tế, điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường và văn hố xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua q trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.

8 Nguyên văn tiếng Anh: “Working conditions are at the core of paid work and employment relationships. Generally speaking, working conditions cover a broad range of topics and issues, from working time (hours of work, rest periods, and work schedules) to remuneration, as well as the physical conditions and mental demands that exist in the workplace” – ILO understanding

(tại Chương trình tập huấn dành cho cán bộ thiết kế chính sách về vấn đề năng

Các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên mơi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều.

Các yếu tố điều kiện lao động theo cách hiểu này gồm có: các yếu tố kỹ thuật ,tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa (nhóm 1); Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgơnơmi 9(nhóm 2) và Các yếu tố mơi trường lao động (nhóm 3). Chi tiết từng nhóm được thể hiện trong các bảng dưới đây.

Bảng 1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa (Nhóm 1)

Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động

máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.

Các yếu tố liên quan đến lao động

các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hồn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lịng với cơng việc...

Tính chất của quá trình lao động

lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ cơng, cơ giới, tự động...

Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động

bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...

9 Cịn gọi là mơn học về yếu tố con người, là môn học về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó tối ưu hóa điểm mạnh, bù trừ khuyết điểm của người lao động.

Bảng 2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgơnơmi (Nhóm 2)

Yếu tố tâm - sinh lý

gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan...

Đặc điểm của lao động

cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động…

Bảng 3. Các yếu tố môi trường lao động (Nhóm 3)

Vi khí hậu

Vi khí hậu là trạng thái lý học của khơng khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.

- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngồi da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...

- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hơi.

- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. Tiếng ồn và

rung sóc

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của

máy do va chạm. Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra.

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Bức xạ và phóng xạ

Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.

Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iơn hố vật chất. Những ngun tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.

Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.

Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng

Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay

được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc.

Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về mặt kỹ thuật an tồn cịn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do khơng nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).

Cách hiểu giữa hai tổ chức này (1 tổ chức trong nước và 1 tổ chức nước ngoài; 1 tổ chức về lao động và 1 tổ chức về y tế, sức khỏe cộng đồng) về điều kiện lao động có nhiều điểm tương đồng. Qua đó có thể thấy rất nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả làm việc của người lao động và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)