Khu vực
Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và
xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và
dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người
2.6 KHUNG PHÂN TÍCH, HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố điều kiện làm việc mà có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như đã nêu trên đến năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có kiểm sốt tác động của các yếu tố đầu vào khác như vốn và cơng nghệ. Trong đó, tập trung phân tích ảnh hưởng của điều kiện làm việc đến năng suất thông qua tác động đến sức khỏe của người lao động bằng các bằng chứng thực nghiệm ước lượng từ dữ liệu thu thập được.
2.7 TÓM TẮT
Trong chương 2, tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm với tình huống nghiên cứu làm thơng tin tham khảo. Dựa trên cơ sở cách hiểu về điều kiện làm việc và nội dung của nó để đưa ra hướng tiếp cận cho nghiên cứu này.
Theo khung phân tích (Hình 4), các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc ảnh hưởng đến năng suất lao động cá biệt gồm có:
Tác động thơng qua sức khỏe người lao động:
Mức lương cơ bản
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Cơ chế bù đắp khi có biến cố về sức khỏe
Đào tạo về an toàn lao động
Trang bị bảo hộ lao động
Tâm sinh lý lao động phù hợp
Giải pháp xử lý môi trường
Mức độ độc hại đặc thù của ngành
Tác động thông qua Động lực và Năng lực của người lao động:
Tổ chức nơi làm việc
Phục vụ nơi làm việc
Giải pháp tạo động lực
Từ năng suất lao động cá biệt sẽ tác động đến năng suất lao động chung của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Sau khi xây dựng được khung phân tích các yếu tố về điều kiện làm việc có khả năng tác động đến năng suất lao động ở chương 2, chương này tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm đồng thời xem xét các biến đại diện để đưa vào mô hình nghiên cứu.
3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các năm 2011, 2013, 2015. Đây là chương trình điều tra chính thức do Viện khoa học lao động và xã hội tổ chức hai năm một lần được thực hiện đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thuộc cả khu vực chính thức và phi chính thức ở Việt Nam. Cuộc điều tra được tiến hành bao gồm hoạt động phỏng vấn trực tiếp được thực hiện đối với trên 2.600 DNNVV ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại 10 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. (theo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đây là cuộc điều tra lặp lại, chính vì vậy có thể sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra để nghiên cứu về các thay đổi của doanh nghiệp theo khơng gian và thời gian.
3.1.2 Quy trình xử lý số liệu
Bước 1: Giữ lại các doanh nghiệp trong nhóm ngành Cơng nghiệp chế tạo, chế biến.
Bước 2: Giữ lại các doanh nghiệp có tổng số lao động làm việc đầy đủ lớn hơn 0 và nhỏ hơn bằng 300.
Bước 3: Loại bỏ các doanh nghiệp có các biến bị thiếu dữ liệu trong cả 3 năm 2011, 2013, 2015.
Bước 4: Thay thế các quan sát bị khuyết dữ liệu bằng dữ liệu của các năm khác, ưu tiên sử dụng năm trước đó.
Bước 5: Ghép dữ liệu của từng năm để hình thành dữ liệu bảng.
(Chi tiết xem tại phụ lục 3. Do – file với STATA 13)
3.1.3 Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu trong đề tài này có dạng bảng (hay cịn gọi là panel data). Gồm tổng cộng 1172 doanh nghiệp trong 3 thời đoạn 11 Các doanh nghiệp thuộc cùng nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo với mã ngành cấp 1 là C.
3.2 CÁC KHÁI NIỆM, BIẾN ĐẠI DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG
3.2.1 Điều kiện về lương & các khoản phụ cấp
Tiền lương (labour_wage) là chi phí tiền lương bình qn mỗi lao động, bao gồm lương, thưởng, phụ cấp. Đo bằng cách lấy tổng chi phí Tiền lương chia cho tổng số lao động làm việc đủ thời gian (cả hai lấy trong bảng tài khoản kinh tế). Đơn vị tính: ngàn đồng.
11 Điều tra nhằm xác định thông tin của DNNVV 2 năm trước đó, cụ thể, điều tra SME năm 2011, sẽ có thơng tin về doanh nghiệp trong năm 2009 và 2010. Nên trong mơ hình này, 3 thời điểm được tính là 2010, 2012 và 2014.
Lương làm thêm giờ (overtime_wage) là khoảng tiền lương hay phụ
cấp bằng tiền mặt hoặc vật phẩm mà người lao động được trả do làm thêm giờ. Biến overtime_wage có giá trị bằng 1 khi người lao động được trả lương làm thêm giờ, nếu ngược lại thì bằng 0.
Tăng lương (wage_increase) là việc lương trung bình thay đổi qua
các năm. Biến wage_increase sẽ nhận giá trị 1 khi tiền lương trung bình có tăng và nhận giá trị 0 nếu tiền lương giảm hoặc không thay đổi. (xét theo khái niệm mức lương thực thì khơng thay đổi nghĩa là làm giảm về sức mua)
3.2.2 Cơ chế khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ
Là các giải pháp mà doanh nghiệp nghĩ rằng có thể giúp người lao động làm việc chăm chỉ hơn. Cụ thể:
Nhóm giải pháp về Giám sát (supervision) được hiểu là giám sát thông qua quản đốc/người quản lý hoặc giám sát chéo lẫn nhau. Đây là biến giả có giá trị 1 khi doanh nghiệp cho rằng việc giám sát là hiệu quả, nếu ngược lại thì nhận giá trị 0
Nhóm giải pháp Tạo động lực (motivation) được hiểu là các giải pháp như khuyến khích thơng qua hệ thống thưởng, phúc lợi, tạo sự tin tưởng/ lòng trung thành / nghĩa vụ. Đây là biến giả có giá trị 1 khi doanh nghiệp cho rằng các giải pháp trên là hiệu quả, nếu ngược lại thì nhận giá trị 0.
Nhóm giải pháp Quản lý (management) được hiểu là các giải pháp
về quản lý gián tiếp thông qua chất lượng sản phẩm và thời gian làm việc. Đây là biến giả có giá trị 1 khi doanh nghiệp cho rằng các giải pháp này có hiệu quả, nếu ngược lại có giá trị 0.
Nhóm giải pháp khác (Threat of dismissal & Other) là nhóm giải
pháp cuối cùng, bao gồm cả vấn đề đe dọa sa thải. Vì số doanh nghiệp cho rằng đây là giải pháp hiệu quả chỉ chiếm tỷ lệ rất rất nhỏ (may mắn cho doanh nghiệp), nên tác giả khơng đưa biến này vào mơ hình cũng như tránh khả năng xảy ra hiện tương đa cộng tuyến.
3.2.3 Cơ chế bồi thường về sức khỏe
Có cơ chế bồi thường về sức khỏe được hiểu là khi xảy ra các vấn đề về tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì các chi phí phát sinh sẽ được bù đắp thơng qua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương hay quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Các biến đại diện gồm có:
Bồi thường về sức khỏe (health_compensation) là biến giả có giá trị
là 1 khi doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội và/hoặc doanh nghiệp có đóng bảo hiểm y tế và/ hoặc doanh nghiệp có quy định về bồi thường cho người lao động khi tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp, ốm đau; nếu khơng có bất cứ trường hợp nào thì biến này nhận giá trị 0.
Khác biệt về lương do công việc nguy hiểm, nặng nhọc (c_wage_d)
là biến giả có giá trị bằng 1 khi có sự khác biệt về tiền lương/ tiền cơng giữa người LĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại với những người LĐ làm việc trong điều kiện bình thường, nếu ngược lại nhận giá trị 0.
Mức trung bình chênh lệch tiền lương tính theo phần trăm (ratio_c_wage_d) được lấy từ mục XI. Việc làm. (câu hỏi khảo sát
khác nhau ở mỗi năm, chi tiết xin vui lòng xem bảng tổng hợp ở Phụ lục 2)
3.2.4 Can thiệp trong vấn đề cải thiện môi trường làm việc
Là các hành động của doanh nghiệp trong việc cải thiện hoặc đảm bảo các tiêu chi về môi trường lao động như tiến hành các giải pháp xử lý môi trường hoặc cao hơn là đã có chứng chỉ về tiêu chuẩn mơi trường. Các biến đại diện gồm có:
Có chứng chỉ về tiêu chuẩn mơi trường (env_certificate) là biến giả
có giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chứng chỉ này, nếu ngược lại thì bằng 0
Có xử lý các vấn đề về mơi trường (env_treatment) là biến giả có
giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có xử lý ít nhất 1 trong các yếu tố về môi trường như chất lượng khơng khí, cháy nổ, nhiệt độ, độ chiếu sáng, tiếng ồn, rác thải, nước thải, ô nhiễm đất và yếu tố khác, nếu ngược lại thì bằng 0.
3.2.5 Tổ chức cơng đồn có thể phát huy hết vai trò
Tổ chức cơng đồn là tổ chức pháp nhân đại diện cho quyền lợi của người lao động về tất cả các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc. Tuy nhiên, ở nhiều doanh nghiệp, chủ tịch cơng đồn vẫn là chủ doanh nghiệp hoặc người thân của chủ doanh nghiệp khiến vai trị của cơng đồn không thể phát huy hết, dẫn đến điều kiện làm việc có thể bị ảnh hưởng. Với biến đại diện là:
Tổ chức cơng đồn (labour_union) là biến giả có giá trị bằng 1 khi
doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn và chủ tịch khơng phải chủ doanh nghiệp hay người thân của chủ doanh nghiệp.
3.2.6 Sự không phù hợp về cơng nghệ nước ngồi.
Đây là biến nhằm xác định doanh nghiệp có sử dụng cơng nghệ máy móc nhập từ nước ngồi hay khơng, với giả định rằng, máy móc cơng nghệ nước ngồi khơng được thiết kế dành cho lao động Việt Nam, hay nói cách khác có sự khơng phù hợp về tâm sinh lý lao động khiến năng suất giảm.
Biến đại diện là foreigntech là biến giả có giá trị bằng 1 khi trong số các máy móc thiết bị chính mà doanh nghiệp đang sử dụng được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài, nếu ngược lại nhận giá trị 0.
3.2.7 Quy mô tài sản của doanh nghiệp
Tổng tài sản của doanh nghiệp (totalasset09) là biến đại diện cho yếu tố vốn của doanh nghiệp trong hàm sản xuất, là biến kiểm soát được lầy từ bảng tài khoản kinh tế có đơn vị tính là 1000 đồng và có giá trị quy đổi về năm 2010. Đơn vị tính: ngàn đồng
3.2.8 Chi phí về tiền lương
Tổng chi phí tiền lương (input_labour09) là biến đại diện cho yếu tố lao động trong hàm sản xuất, là biến kiểm soát được lấy từ bảng tài khoản kinh tế có đơn vị tính là 1000 đồng và có giá trị quy đổi về năm 2010. Đơn vị tính: ngàn đồng
Tổng chi phí (totalcost09) cũng là biến đại diện cho yếu tố vốn trong
hàm sản xuất, là biến kiểm soát được lấy từ bảng tài khoản kinh tế có đơn vị tính là 1000 đồng và có giá trị quy đổi về năm 2010. Đơn vị tính: ngàn đồng
3.2.10 Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp
Được đo lường bằng loại máy móc thiết bị chính mà doanh nghiệp đang sử dụng và tỷ lệ máy mới.
Loại máy móc thiết bị chính (machinery) có 4 giá trị: 1 - chỉ có cơng
cụ cầm tay; 2 – Chỉ sử dụng máy móc vận hành bằng tay; 3 – Chỉ sử dụng máy móc dùng điện; 4 – Sử dụng từ hai loại trở lên.
Tỷ lệ máy mới (newma) được đo bằng tỷ lệ máy móc thiết bị chính
có tuổi đời dưới 5 năm và là máy mới từ lúc mua hoặc thuê. Đơn vị tính: %
3.2.11 Năng suất lao động
Năng suất lao động (labour_productivity2) được đo bằng doanh thu
cho tổng số lao động làm việc đủ thời gian. Đơn vị tính là ngàn đồng / người và được quy đổi về giá trị năm 2010
3.2.12 Danh sách các biến dùng trong mơ hình