2.4.1 Tổng quan kết quả cải thiện điều kiện làm việc và năng suất
Phần này sẽ tổng hợp kết quả của một số chương trình hỗ trợ DNNVV được thực hiện tại Việt Nam và một số nước do các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thực hiện nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất lao động.
SIMAPRO (ILO)
SIMAPRO – System of Integrated Measurement and Advance in Productivity – nghĩa là Hệ thống đo lường tích hợp và nâng cao về năng
suất. Đây là công cụ thúc đẩy từ dưới lên thông qua cơ chế đối thoại nhằm cải thiện điều kiện làm việc và năng suất.
Mục đích của dự án:
Tiết kiệm chi phí từ giảm nguyên vật liệu đầu vào Nơi làm việc an toàn và sạch hơn
Gia tăng hiệu quả làm việc Tác động môi trường thấp hơn Hiệu suất dựa trên phần thưởng
Quy mô của dự án: Trên 550 doanh nghiệp
Phạm vi của dự án: Chi Lê, Mê xi cơ, Cuba, Cộng Hịa Dominic Kết quả đạt được: trường hợp công ty chế biến trái cây
Năng suất khâu đóng gói tăng gấp đôi
Thời gian chờ giảm 12%
Cải thiện khu ký túc xá và căn tin dành cho nhân viên
Trang bị bảo hộ lao động
Lương tăng 10%
SCORE (ILO)
SCORE - Sustaining Competitive and Responsible Enterprises – là chương trình phối hợp giữa đào tạo và thực hành tại hiện trường nhằm cải thiện năng suất và điều kiện làm việc trong DNNVV nhằm mở rộng chuỗi giá trị tại các nước mới nổi.
Mục đích của dự án:
Tăng cường mối quan hệ công việc Cải thiện môi trường làm việc
Tối ưu hóa quy trình sản xuất Thơng qua các hoạt động chung giữa nhân viên và người quản lý Quy mô của dự án:
Trên 810 DNNVV
200.000 lao động thụ hưởng hiệu quả từ chương trình
Đào tạo trên 6.640 lượt cán bộ quản lý và nhân viên Phạm vi của dự án
Việt Nam (Gỗ) Nam Phi (du lịch sinh thái)
Indonesia (Phụ tùng ô tô) Blovia, Ghana (Sản xuất) Ấn Độ (phụ tùng ô tô) Colombia (Dệt và trồng hoa
Trung Quốc (Dệt may, Cơ khí và phụ tùng ơ tơ)
Những kết quả chính
2.4.2 Tình huống nghiên cứu (Case study)
Phần tiếp theo sẽ trình bày 01 trường hợp doanh nghiệp mà qua thực tế công việc tác giả quan sát được. Tiếp tục bổ sung cho các bằng chứng thực nghiệm về mối liên quan giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động.
Nhiều người có động lực hơn •Phát triển đội nhóm •Nâng cấp cơ sở vật chất •Đề xuất ý tưởng •Tỷ lệ nghỉ việc và vắng mặt giảm Mơi trường làm việc an tồn hơn
•Nhiều loại hình An tồn vệ sinh lao động được cải thiện •Các thay đổi tích cực về chiếu sáng, thơng gió... Chất lượng tốt hơn •100% doanh nghiệp có cải thiện về chất lượng •Nhận thức được vai trị quan trọng của NLĐ trong chất lượng sản phẩm Năng suất cao hơn
•Năng suất tăng khoảng 15% - 50% •Tỷ lệ giao hàng đúng hạn tăng khoảng 70% - 90%
Công ty TNHH Nhựa Đức Đạt *10
Chủ đề: Nâng cao năng suất thông qua cải thiện điều kiện làm việc
Giới thiệu về doanh nghiệp: Công ty Nhựa Đức Đạt là cơng ty sản xuất bình phun nơng dược được thành lập năm 1990 có trụ sở chính tại KCN Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM với quy mô vốn 60 tỷ đồng, tổng số lao động là 140 người. Đây là đơn vị Việt Nam duy nhất sản xuất và xuất khẩu bình phun Việt Nam đến 15 nước trên thế giới, được sự tín nhiệm của các thị trường cao cấp như Senegal, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, các nước Bắc Âu với tỷ lệ xuất khẩu khoảng 33%
Công cụ cải tiến điều kiện làm việc: 5S-Kaizen theo phương pháp Nhật Bản Các cải tiến cụ thể:
S1 – Hoạt động sàng lọc, loại bỏ các vật khơng cần thiết nhằm
Giải phóng các phần diện tích đang bị chiếm bởi những thứ vơ dụng
Giảm hàng chờ gia công
Kết quả: giải phóng 14.7% mặt bằng nhà xưởng
10 Tên của doanh nghiệp đã được thay đổi
Máy móc hư hỏng – Các vật khơng cần thiết – Chi tiết không sử dụng S2 – Hoạt động sắp xếp các vật cần thiết sao cho sử dụng hiệu quả (Tổ chức nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc) nhằm
Thêm chỗ chứa hàng hợp lý
Lưu kho và vận chuyển thông minh
Cải tiến dựa trên việc nghiên cứu tư thế lao động và cải tạo công cụ lao động giúp đảm bảo sức khỏe và tăng năng suất
Giải pháp nhằm nâng cao an tồn lao động (khơng phải leo lên máy) góp phần nâng cao năng suất (máy bơm nguyên liệu bán tự động)
Cải thiện điều kiện làm việc thông qua nghiên cứu ecgônômi, giúp công việc của người công nhân dễ dàng hơn và tránh sai sót.
Hiệu quả đạt được theo đánh giá của doanh nghiệp:
Sự gọn gàng, rõ ràng tăng năng suất lao động
Mơi trường sạch sẽ, an tồn giúp tinh thần thoải mái
Tối ưu hóa vận chuyển nội bộ, tối ưu mặt bằng sản xuất tạo tiền đề cho các nỗ lực khác thành công và dẫn đến nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành, tăng sản lượng và lợi nhuận cho công ty.
50% năng suất, sản lượng bán ra tăng 57%, tiết kiệm diện tích 33%
2.4.3 Tóm tắt
Các bằng chứng trong thực tế cho thấy rằng có mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động. Các giải pháp cải thiện năng suất và điều kiện làm việc đều lấy người lao động làm trung tâm nhằm giúp tạo tính thuận tiện trong cơng việc, giảm rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như phát triển mối quan hệ trong cơng việc để góp phần giúp tăng động lực làm việc.
2.5 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Theo Nghị Định 56/2009/ NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm, cụ thể tại Bảng Trong nghiên cứu này sẽ chọn tiêu chí lao động làm căn cứ đánh giá, như vậy đối với ngành Công nghiệp chế biến chế tạo, DNNVV sẽ là các doanh nghiệp có tổng số lao đơng dưới 300 người.
Bảng 4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khu vực
Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và
xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và
dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người