Về cơ bản, các nghiên cứu thực nghiệm và các tình huống điển hình đều chỉ ra mối quan hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động. Tuy nhiên, xét
về mặt thống kê thì tác động của từng yếu tố về điều kiện làm việc đến năng suất là chưa có ý nghĩa. Vì thế, tác giả muốn kiến nghị các vấn đề như sau:
Đối với cấp độ doanh nghiệp:
Trong điều kiện có thể nên áp dụng các giải pháp giúp cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trước hết là về chính sách lương, đảm bảo mơi trường làm việc an tồn, khơng độc hại và tn thủ quy định về bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Xây dựng chính sách lương rõ ràng và hiệu quả. Một chính sách lương hiệu quả là chính sách lương đo lường được năng suất lao động cá biệt, người lao động sẽ có động lực làm việc tốt hơn để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình. Việc quan trọng tiếp theo là cơng khai về chính sách lương, việc cơng khai thơng tin gắn liền đến lợi ích của người lao động sẽ giúp lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động đi cùng một hướng thông qua cơ chế phản hồi (ý kiến của tổ chức cơng đồn hay thơng qua các buổi họp tồn cơng ty). Điều nay cũng giúp người lao động có cảm giác tin tưởng hơn vào doanh nghiệp, giúp họ thỏa mãn nhu cầu được thuộc về một tổ chức nào đó (nhu cầu ở các cơng nhân lành nghề, kỹ sư nhiều kinh nghiệm)
Đảm bảo môi trường làm việc an tồn, khơng độc hại hay ít nhất là từng bước một thực hiện các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề về mơi trường. Mơi trường làm việc an tồn, được trang bị bảo hộ lao động và kiến thức về an toàn lao động sẽ giúp cho người lao động thỏa mãn được nhu cầu về an toàn (cấp 2 trong tháp Maslow) cũng như đảm bảo cho sức khỏe của người lao động ln ở trạng thái tốt. Nhờ đó mà động lực làm việc của người lao động tăng lên, khả năng duy trì
cơng việc cũng cao hơn. Thậm chí, những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đem lại môi trường làm việc tốt hơn cũng giúp tăng sự tin tưởng và trung thành của người lao động kể cả khi môi trường chưa thật sự tốt (nhưng có thể kỳ vọng trong tương lại sẽ tốt).
Nghiên cứu tâm sinh lý lao động và ecgônômi giúp cho việc tổ chức lao động và phục vụ lao động phù hợp hơn với đặc điểm sinh lý của từng cá nhân. Với các triết lý cơ bản về tư thế làm việc khoa học, độ cao làm việc khơng thay đổi trong suốt q trình lao động hay đơn giản hóa hoặc loại bỏ các khâu khơng cần thiết.
Thực hiện ít nhất một trong ba nội dung sau: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bồi thường về tai nạn lao động. Đây sẽ là cơ chế giúp người lao động có thể tái tạo sức lao động khi xảy ra biến cố về sức khỏe. Trong doanh nghiệp, thường có những vị trí lao động khơng thể thay thế được vì lý do kỹ năng và kinh nghiệm mà họ có được. Việc tuyển dụng mới cũng khơng dễ dàng gì đối với doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, rút ngắn thời gian tạm ngưng sản xuất hoặc tạm thời sản xuất ở năng suất thấp hơn (với lao động thay thế) là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp duy trì và nâng cao năng suất.
Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng lực cạnh tranh: Có giới hạn nhất định về tác động của mỗi yếu tố điều kiện làm
việc đến năng suất lao động chung ở DNNVV Việt Nam, chính vì vậy, biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất vẫn là xây dựng các chương trình tư vấn
nhằm cải thiện điều kiện làm việc dành riêng cho mỗi doanh nghiệp, kể cả trường hợp dùng chung một công cụ (5S, sản xuất tinh gọn12 hay ISO)
Nội dung hỗ trợ kết hợp giữa cải thiện điều kiện làm việc và năng suất lao động bởi vì hai lý do: Lý do thứ nhất, với cách làm này, cả doanh nghiệp và người lao động đều được thụ hưởng lợi ích của chương trình. Lý do thứ hai, khơng thể nâng cao năng suất với điều kiện làm việc không phù hợp.
Hình thức hỗ trợ nên ưu tiên theo hướng đào tạo tại chỗ (đào tạo in-house) và tư vấn hiện trường nhằm xây dựng các chương trình hỗ trợ cụ thể phù hợp cho từng doanh nghiệp.
Đưa tiêu chí đánh giá về điều kiện làm việc vào quá trình lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ cũng có thể tạo ra động lực cho các doanh nghiệp cải thiện vấn đề này.
Đối với người nghiên cứu sự cần thiết phải có thêm thơng tin ở cấp người lao động ngồi thơng tin ở cấp độ doanh nghiệp trong khảo sát các yếu tố về điều kiện làm việc đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ làm việc, an toàn lao động và sức khỏe người lao động.
Có nhiều cách tiếp cận về mối liên hệ giữa điều kiện lao động và năng suất lao động khác nhau. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể xem xét tác động của điều kiện làm việc đến năng suất lao động chung thông qua sức khỏe, động lực làm việc và tổ chức phục vụ nơi làm việc (các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
12 Sản xuất tinh gọn (LEAN Production) là một thuật ngữ xuất phát từ châu Âu có nghĩa là loại bỏ tồn bộ lãng phí ra khỏi quy trình sản xuất
cá nhân) là một hướng tiếp cận khi nghiên cứu năng suất lao động tại DNNVV Việt Nam.
Sử dụng dữ liệu ở cấp độ người lao động kết hợp với dữ liệu cấp độ doanh nghiệp có thể cho thêm nhiều thông tin hơn khi nghiên cứu vấn đề này.13