MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 55 - 62)

Trong điều kiện có nhiều yếu tố liên quan đến đặc trưng riêng của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động như đặc trưng của ngành về mức độ ô nhiễm, độc hại hay cấp độ nhu cầu của từng người lao động hay văn hóa cơng ty, chính vì vậy, sử dụng dữ liệu bảng sẽ cho ước lượng tốt hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

3.3.1 Lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Dữ liệu bảng hay cịn gọi là phân tích quần thể (cohort analysis) trong dịch tễ học hay sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian tạo ra một bộ dữ liệu có quy mơ về khơng gian lẫn thời gian.

Với đặc điểm của nghiên cứu này, sử dụng dữ liệu bảng có một số ưu điểm sau:

 Tính khơng đồng nhất trong các doanh nghiệp có thể được ước lượng một cách rõ ràng bằng cách bao gồm các biến chuyên biệt theo từng doanh nghiệp

 Chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến, nhiều bậc tự do hơn khi kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo.

 Phù hợp cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các doanh nghiệp

 Đo lường tốt hơn tác động của các yếu tố không thể quan sát được đầy đủ trong dữ liệu chéo như tác động của các lần tăng lương theo thời gian, can thiệp của doanh nghiệp về mơi trường có thể có độ trễ.

 Phù hợp để nghiên cứu mơ hình về năng suất có bao gồm lợi thế kinh tế theo quy mơ hay thay đổi về công nghệ.

Đối với dữ liệu bảng, có 2 phương pháp ước lượng phổ biến là phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), trong đó:

 Với mơ hình FEM:

i = 1, 2, …, N ; t = 1, 2, …, T

Trong đó giả định các hệ số độ dốc không thay đổi giữa các doanh nghiệp nhưng tung độ gốc thay đổi đối với mỗi cơng ty để đo lường “tính đặc trưng” của mỗi cơng ty.

 Với mơ hình REM:

Yit = β1 + β2X2it + β3X3it + … + βnXnit + ɛi + uit = β1 + β2X2it + β3X3it + … + βnXnit + wit

i = 1, 2, …, N ; t = 1, 2, …, T

Trong đó giả định β1i là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là β1 với hạng sai số ngẫu nhiên là ɛi (β1i = β1 + ɛi ) với giả định các thành phần sai số đơn lẻ không tương quan với nhau và không tự tương quan giữa các đơn vị chéo lẫn chuỗi thời gian. Tác giả khơng đưa vào phần phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp mà dùng chính kết quả thực nghiệm để đánh giá và lựa chọn mơ hình phù hợp như phương pháp dưới đây.

3.3.2 Phương pháp lựa chọn giữa FEM và REM

Sử dụng kiểm định Hausman với giả thiết H0 là sự khác biệt giữa hai mơ hình là khơng có hệ thống hay khơng có ý nghĩa thống kê.

Chấp nhận H0: Lựa chọn mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Và ngược lại thì chọn mơ hình ảnh hưởng cố định. (FEM)

3.3.3 Kiểm định phần dư

Kiểm định phương sai phần dư thay đổi qua các thực thể

Với H0= var(u) =0 ; phương sai của sai số qua các thực thể là không đổi

 Trong FEM, sử dụng kiểm định Wald

Với H0 = sigma (i) ^2 = sigma^2 cho mọi I; phương sai của sai số qua các thực thể là không đổi

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Collin)

Nếu 1< VIF < 10 thì khơng có đa cộng tuyến ở mức độ nghiêm trọng

3.4 TĨM TẮT

Nghiên cứu sử dụng mơ hình dữ liệu bảng (cả REM và FEM) với 14 biến độc lập và 5 biến kiểm soát để khảo sát mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong 1172 doanh nghiệp qua các năm 2010, 2012 và 2014. Sử dụng kiểm định Hausman và các kiểm định phần dư về phương sai thay đổi hay hiện tượng tự tương quan để đưa ra mơ hình hồi quy phù hợp làm căn cứ kết luận cho nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỐNG KÊ BIẾN

Bảng 6. Bảng tổng hợp thống kê mô tả các biến định lượng trong mơ hình theo hiện giá năm 2010. (Nguồn: Tính tốn của đề tài)

1172 doanh nghiệp Giá trị trung bình

Giá trị

nhỏ nhất lớn nhất Giá trị Năng suất lao động

(triệu đồng/ người)

407,3 12,8 133.000,0

Tổng chi phí đầu vào (triệu đồng)

12.900,0 4,2 7.960.000,0

Tổng chi phí tiền lương (triệu đồng) 596,4 - 15.100,0 Tổng tài sản (triệu đồng) 6.763,1 16,3 411.000,0 Lương bình quân (triệu đồng/ người) 27,8 - 350,0 Tỷ lệ máy mới (%) 38,6 0 100,0 Mức chênh lệch lương (%) 3,5 0 90,0

Theo bảng 6, chúng ta có thể quy mơ trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là nhỏ, khoảng 6,76 tỷ đồng với năng suất lao động bình quân vào khoảng 407,3 triệu đồng / người. Lương bình quân đầu người thấp, khoảng 27,8 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ lệ máy mới bình qn là 38,6%, tuy nhiên có doanh nghiệp không sử dụng máy mới (0%). Mức phụ cấp nguy hiểm, độc hại thấp, trung bình chỉ có 3,5%.

Bảng 7. Bảng tổng hợp thống kê mô tả các biến định danh và biến giả trong mơ hình. (Nguồn: tính tốn của đề tài)

1172 doanh nghiệp Tần số Tỷ lệ % Năm 2010 2012 2014 2010 2012 2014 Loại MMTB chính Chỉ có cơng cụ thủ cơng 21 18 12 1,8 1,5 1,0 Chỉ sd máy móc vận hành bằng tay 51 13 5 4,4 1,1 0,4 Chỉ sử dụng máy móc dùng điện 337 362 207 28,8 30,9 17,7

Sử dụng từ hai loại trở lên 763 779 948 65,1 66,5 80,9

Lương làm thêm giờ

Không 365 383 363 31,1 32,7 31,0

807 789 809 68,9 67,3 69,0

Tăng lương trung bình

Khơng 169 343 685 14,4 29,3 58,5 1003 829 487 85,6 70,7 41,6 Chứng chỉ môi trường Không 930 862 932 79,4 73,6 79,5 242 310 240 20,7 26,5 20,5 Xử lý môi trường Không 520 456 472 44,4 38,9 40,3 652 716 700 55,6 61,1 59,7

Bồi thường về sức khỏe

Không 625 675 693 53,3 57,6 59,1

547 497 479 46,7 42,4 40,9

Khác biệt về lương do nguy hiểm, nặng nhọc Không 858 936 1041 73,2 79,9 88,8 314 236 131 26,8 20,1 11,2 Có sử dụng máy móc cơng nghệ nhập khẩu Không 520 77 65 44,4 6,6 5,5 652 1095 1107 55,6 93,4 94,5 Cơng đồn Không 1041 1023 1006 88,8 87,3 85,8 131 149 166 11,2 12,7 14,2 Quản lý Không 1041 1023 1006 88,8 87,3 85,8 131 149 166 11,2 12,7 14,2 Tạo động lực Không 207 203 236 17,7 17,3 20,1 965 969 936 82,3 82,7 79,9 Giám sát Không 741 587 564 63,2 50,1 48,1 431 585 608 36,8 49,9 51,9

Theo bảng 7, có thể thấy trong số 1172 doanh nghiệp thì có khoảng 29% sử dụng chủ yếu là máy móc dùng điện (máy tự động), 65% sử dụng từ hai loại máy trở lên, còn lại là máy vận hành bằng tay hoặc công cụ thủ cơng. Điều này thể hiện trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp cũng như tính chất của q trình lao động.

Số doanh nghiệp có trả tiền làm thêm giờ chiếm khoảng gần 70%, tuy nhiên, lương trung bình lại có xu hướng khơng tăng theo thời gian, năm 2010, có 85% doanh nghiệp tiến hành tăng lương nhưng năm 2014 chỉ cịn 41,6%.

Về vấn đề mơi trường, phần đa doanh nghiệp hiện khơng có chứng chỉ về tiêu chuẩn mơi trường (chỉ khoảng ¼ số doanh nghiệp trở xuống). Tuy nhiên, hơn một nửa số doanh nghiệp nỗ lực trong việc cải thiện vấn đề môi trường lao động thông qua việc áp dụng các giải pháp xử lý môi trường.

Trên 40% doanh nghiệp có áp dụng ít nhất một trong các giải pháp bù đắp chi phí cho người lao động khi phát sinh tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp là thông qua BHXH, BHYT và quy định của công ty. Đây sẽ là yếu tố giúp người lao động nhanh chóng hồi phục khả năng lao động cũng như yên tâm công tác.

Hầu hết các doanh nghiệp đến năm 2012 và 2014 là có sử dụng cơng nghệ nhập khẩu từ nước ngoài (trên 93%). Vấn đề không phù hợp về tâm sinh lý lao động khi người lao động sử dụng các máy móc khơng được thiết kế dành riêng cho mình (máy móc nước ngoài được thiết kế dành riêng cho người nước ngồi) có thể ảnh hưởng phần nào đến hiệu suất lao động trong ngắn hoặc dài hạn.

Số lượng doanh nghiệp có Cơng đồn - tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động - với chủ tịch không phải là chủ doanh nghiệp hoặc người thân của chủ doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất ít (khoảng trên 10%)

Trong các giải pháp mà doanh nghiệp nghĩ là có hiệu quả để giúp người lao động làm việc chăm chỉ hơn thì đa số là về tạo động lực thơng qua lương, thưởng và tạo lòng tin/ sự trung thành. (khoảng 80%). Các giải pháp khác được khoảng 50% doanh nghiệp nghĩ tới là Giám sát, chỉ dưới 15% nghĩ đến giải pháp Quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 55 - 62)