Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)

Để nâng cao NLCT cho cụm ngành CNTT của Việt Nam, cần phải khắc phục được những điểm yếu trong các yếu tố của mơ hình kim cương. Từ những kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số biện pháp mà chính phủ, các doanh nghiệp, các thể chế hỗ trợ trong cụm ngành CNTT Việt Nam có thể áp dụng nhằm nâng cao NLCT:

4.2.1. Nâng cấp nguồn nhân lực

Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng cả trong việc nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo, do đó để có thể khắc phục tình trạng lao động thiếu kỹ năng, cạnh tranh thiếu yếu tố sáng tạo thì nâng cấp nguồn nhân lực là việc ưu tiên hàng đầu. Đối tượng cần nâng cấp không chỉ là sinh viên mới ra trường mà còn cả lực lượng lao động đang làm việc và đội ngũ lãnh đạo của các doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng sinh viên mới ra trường, các cơ sở đào tạo cần đổi mới chương trình đào tạo, tập trung nhiều hơn cho các kỹ năng. Điều này có thể thực hiện thông qua các môn học chuyên đề hoặc các buổi hội thảo, ngoại khóa, sau đó rèn luyện thường xuyên những kỹ năng ấy bằng các hoạt động lồng ghép trong những mơn học khác. Ví dụ tổ chức những buổi ngoại khóa để cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cách thức làm việc nhóm, sau đó thực hành kỹ năng này trên các dự án nhóm của tất cả các mơn học và xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả.

Đối với vấn đề ngoại ngữ, địi hỏi phải có q trình tích lũy kiến thức liên tục do đó duy trì mơn Tiếng Anh trong tất cả các học kỳ là điều cần thiết. Ngồi ra, có thể sử dụng một số lượng nhất định tài liệu và bài giảng bằng tiếng Anh cũng giúp cho sinh viên làm quen dần. Kỹ năng thực hành có thể được cải thiện bằng cách tạo ra những dự án giả trong trường, mô phỏng lại các dự án điển hình ở doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, cần nhận thức rõ lợi ích của việc nhận sinh viên vào thực tập lâu dài dưới hình thức “training on job” để giúp sinh viên thành thạo trong môi trường làm việc thực sự, chuẩn bị nguồn lực tốt cho chính doanh nghiệp đó.

Do tính chất của ngành CNTT là cơng nghệ thay đổi liên tục nên nhân viên và lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức nhằm phục vụ cho công việc. Tuy nhiên nếu mỗi doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo riêng cho mình thì sẽ rất tốn thời gian, chi phí và nguồn lực. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể liên kết đào tạo với nhau hoặc sử dụng hợp đồng thuê ngoài.

Một thực hành tốt về đào tạo nguồn nhân lực rất thành công là Trung tâm phát triển kỹ năng Penang (PSDC) ở Malaysia (Phụ lục 16). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với ba mục tiêu chính: cung cấp nguồn lao động có kỹ năng cho các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, thu hút FDI để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khắc phục tình trạng các doanh nghiệp tranh giành lao động có kỹ năng của nhau bằng mức lương cao hơn khiến chi phí lao động trung bình tăng lên. Các mục tiêu này cũng hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của ngành CNTT Việt Nam hiện nay và rất đáng để học tập. PSDC đạt được thành cơng nhờ có sự tham gia điều hành mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, vận hành theo cơ chế địa phương và từ dưới lên, xuất phát từ nhu cầu thị trường, bên cạnh đó có sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền bang và liên bang.

4.2.2. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp

Có thể thấy nhu cầu về CNTT là rất lớn do đó cơ hội đều rộng mở đối với tất cả doanh nghiệp. Việc cạnh tranh không lành mạnh với nhau sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp dẫn đến không tận dụng được tiềm năng. Ngược lại nếu biết liên kết với nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp, giúp khai thác tối đa các cơ hội, thâm nhập thị trường sâu rộng hơn. Để làm được điều này, cần phải có vai trị trung gian của các thể chế hỗ trợ, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề. Các hiệp hội cần thay đổi cách thức hoạt động, tránh hướng đi theo hình thức, phong trào. Thay vào đó là tạo ra và phổ biến các quan niệm và thái độ chung trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra sự thống nhất, tránh xung đột giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội cần tích cực hơn trong việc tạo dựng các mối quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau để làm nền tảng cho các hoạt động mang tính liên kết.

Muốn vậy, các hiệp hội phải đẩy mạnh truyền thông nội bộ và kết nối truyền thơng với các doanh nghiệp bên ngồi hoặc tổ chức liên quan khác. Các hình thức truyền thơng hiệu quả có thể sử dụng là website, bản tin email định kỳ, các buổi đối thoại định kỳ cũng rất quan trọng. Ngoài ra, các hiệp hội phải là đầu mối thông tin bằng cách thực hiện khảo sát, thu thập và tổng hợp thông tin, công khai và tạo điều kiện tiếp cận các thông tin ấy thông qua website, hội thảo hoặc các ấn phẩm…

4.2.3. Phát triển cơng nghiệp hỗ trợ

Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa, khuyến khích tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp. Để làm được điều này cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất, tác động lan tỏa không nhất thiết phải đến từ các doanh nghiệp FDI. Trong bối cảnh

các doanh nghiệp FDI chưa tạo ra được tác động lan tỏa thì có thể thực hiện dựa vào doanh nghiệp nội địa. Hiện nay Việt Nam cũng đã có một số doanh nghiệp nội địa đủ năng lực cung ứng cho các tập đồn đa quốc gia. Điển hình như cơng ty điện tử Hà Nội (Hanel) đã được Intel tin tưởng ký thỏa thuận trở thành nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM - chức danh cao nhất dành cho các công ty cung ứng trên thế giới) của Intel tại Việt Nam. Việc triển khai tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp Việt với nhau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với từ doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, hạn chế tình trạng các doanh nghiệp FDI chỉ vào Việt Nam để tận hưởng giá rẻ và

các ưu đãi mà không mang lại hiệu ứng tích cực cho ngành CNTT Việt Nam. Để có được những ưu đãi tốt nhất, các doanh nghiệp FDI phải thực hiện cam kết hỗ trợ cho ngành CNTT Việt Nam. Tùy vào doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động cụ thể mà sự hỗ trợ có thể khác nhau như hỗ trợ về cơng nghệ, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, quy định, thủ tục…

Thứ ba, cần tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp nội địa cũng phải được hưởng những ưu đãi tương tự như các doanh nghiệp FDI. Tất nhiên các doanh nghiệp nội địa cũng phải thực hiện một số cam kết nhất định mới

được hưởng ưu đãi, ví dụ trong vịng 3 năm phải đạt được chứng nhận về quy trình sản xuất tinh gọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)