Chiến lược cạnh tranh thiếu yếu tố sáng tạo, chủ yếu dựa vào lao động rẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)

3.3. Bối cảnh chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

3.3.3. Chiến lược cạnh tranh thiếu yếu tố sáng tạo, chủ yếu dựa vào lao động rẻ

Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã dần ý thức được vai trò của đổi mới sáng tạo và bước đầu có những đầu tư cho hoạt động này. Các tập đồn cơng nghệ lớn như FPT, TMA Solution đã thành lập các trung tâm R&D nhằm nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ hiện đại, thu hẹp khoảng cách và độ trễ công nghệ so với thế giới. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này cịn thấp và chưa đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam cũng khơng có nhiều đột phá về mặt cơng nghệ mà thường chỉ bắt chước các mơ hình có sẵn đã thành cơng trên thế giới.

Chiến lược cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp vẫn là dựa chủ yếu vào lao động rẻ. Như đã phân tích trong phần tài nguyên con người, mức lương tại Việt Nam rất thấp so với Thái Lan cũng như thế giới, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thái Lan mặc dù bất lợi hơn Việt Nam về giá lao động nhưng cũng vẫn đang sử dụng chiến lược này để cạnh tranh với thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực phần cứng34

.

Tuy nhiên, cả Việt Nam và Thái Lan sẽ không thể giữ được chiến lược cạnh tranh này trong thời gian dài do lương ngành CNTT đang tăng dần. Tình trạng dành giật nhân sự diễn ra khá phổ biến và lao động trong các lĩnh vực phần mềm và nội dung số thường xuyên nhảy việc, sẵn sàng ra đi khi có doanh nghiệp chào mời mức lương cao hơn. Gần đây một số doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản mới vào đầu tư tại Việt Nam còn mạnh dạn trả đến 2.000 USD để tuyển được người khiến nhiều doanh nghiệp khác phải lo lắng. Việc các doanh nghiệp cạnh

34

Như trên

Hộp 3.3: FPT thiếu yếu tố sáng tạo

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc chiến lược tập đoàn FPT: “Trước đây, chúng tôi từng nghĩ ở Việt Nam khơng có tiền làm khoa học sáng tạo và khó thuyết phục được sếp đầu tư vốn để làm R&D. Sau vài năm đấu tranh để có nguồn kinh phí, hiện FPT đã dành khoảng 200 tỷ đồng riêng cho các dự án mới, dự án sáng tạo và làm R&D. Thế nhưng suốt một năm nay chúng tôi không dễ giải ngân được vì những dự án chưa thật sự mới và sáng tạo”

tranh và trả lương cao hơn là điều tốt nhưng trong bối cảnh năng suất lao động và khả năng sáng tạo của lao động Việt Nam khơng tăng thì mức lương đó lại khơng phản ánh đúng năng suất và chất lượng, đây lại là một bất lợi cho NLCT của ngành CNTT Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)