Các ngành hỗ trợ và liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 47)

3.4.1. Công nghiệp hỗ trợ

Mặc dù đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành CNTT, đặc biệt có cả hai doanh nghiệp hàng đầu thế giới là Intel và Samsung, thế nhưng nền công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn cịn rất yếu kém, khơng đủ khả năng cung cấp cho những doanh nghiệp này. Theo bà Trần Thị Xuân Mai – phụ trách thu mua của Intel Việt Nam, năng lực của các nhà cung ứng nội địa còn thấp nên khơng thể sản xuất được những sản phẩm có tiêu chí kỹ thuật cao, bên cạnh đó khi sản xuất với khối lượng lớn thì chất lượng cũng khơng đồng đều. Đối với Samsung Electronics Vietnam (SEV), các doanh nghiệp Việt Nam do cịn hạn chế về trình độ nên chỉ tham gia được vào việc cung ứng những sản phẩm đơn giản như bao bì, đóng gói sản phẩm, in ấn…

Theo bà Mai, nguyên nhân là doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, đa số nhà cung ứng nội địa cũng chưa áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN) nhằm giảm chi phí, trong khi Intel tập trung vào tổng chi phí với yêu cầu phải được cải thiện liên tục. Khơng những thế, Intel cịn địi hỏi sản phẩm lúc nào cũng sẵn có, cung cấp liên tục, khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan tác động.35

Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Nhật Bản (JETRO) đã có cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và kết quả cho thấy khả năng cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ của Việt Nam còn rất thấp (miền Bắc chỉ đáp ứng được 9.1%, miền Nam đáp ứng được 16.8%), thua xa so với Thái Lan (52%)36.

Hình 3.13: Khả năng cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ của Việt Nam so với Thái Lan

Nguồn: Hirotaka (2014), trích trong Thanh Vũ (2014)

Nền công nghiệp hỗ trợ hiện dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI và nhập khẩu. Năm 2011, Intel có 55 nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm phụ trợ nhưng phần lớn là doanh nghiệp FDI. Cịn Samsung đến tháng 6/2013 có 60 doanh nghiệp cung ứng trong đó 55 doanh nghiệp là 100% vốn Hàn Quốc, chỉ có 5 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các khâu đơn giản.37 Điều đáng nói là các doanh nghiệp cung ứng FDI này khơng tạo ra được tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp nội địa. Họ đến Việt Nam chỉ để tận hưởng giá lao động rẻ cũng như các ưu đãi của chính phủ và hồn toàn nhập khẩu nguyên vật liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp đa quốc gia còn phải tự nhập khẩu thêm rất nhiều mới đủ đáp ứng nhu cầu (Hình 3.10). Do đó, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp này rất thấp. Năm 2013 tỷ lệ nội địa hóa của SEV chỉ khoảng 33%38 mặc dù đây là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của Samsung. Việc phải sử dụng linh kiện, sản phẩm hỗ trợ từ nhập khẩu hoặc của các doanh nghiệp cung ứng FDI gây ra bất lợi đối với các công ty đa quốc gia do không đáp ứng được mong muốn giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí.

37 Trần Vũ Nghi (2013)

38

Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên đối tượng được hưởng ưu đãi không phải là các doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu là doanh nghiệp FDI, chiếm tới 70%39. Như vậy các ưu đãi này vừa không công bằng vừa không hiệu quả (do không tạo được tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI – đối tượng hưởng ưu đãi nhiều nhất).

3.4.2. Các thể chế hỗ trợ Các cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước

So với chính phủ Thái Lan thì chính phủ Việt Nam có một tầm nhìn và kế hoạch triển khai tốt hơn về phát triển CNTT cũng như ứng dụng CNTT trong việc nâng cao NLCT quốc gia. Chính phủ Việt Nam được đánh giá đạt 4.1 điểm trong khi chính phủ Thái Lan chỉ đạt 3.5 điểm40

. Chính phủ Việt Nam đã ban hành đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” vào năm 2010, trong đó xác định một số mục tiêu chính như đến 2020 số lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT-TT đạt một triệu người, 95% dân số được tiếp cận với di động băng rộng, 70% dân số được tiếp cận với internet. Chính phủ Thái Lan đề ra “ICT Master Plan” năm 2011 với các mục tiêu chính là đến 2015 80% dân số được tiếp cận với các kết nối băng rộng, 75% dân số có hiểu biết về CNTT-TT, trở thành một “Thái Lan thông minh”. Hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ở Việt Nam vẫn còn khá sơ khai. CNTT là ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt nhưng trong 10 năm qua hệ thống pháp luật có rất ít cải tiến, đây là một rào cản cho sự phát triển của ngành CNTT do không đáp ứng kịp yêu cầu của thực tế. Hệ thống pháp luật về CNTT ở Việt Nam đến cuối năm 2012 có 2 luật: Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Bên cạnh đó có 10 Nghị định, 3 Quyết định của Thủ tướng, 14 thông tư tập trung vào 3 mảng: công nghiệp CNTT, ứng dụng CNTT và giao dịch điện tử (Phụ lục 14).

Hệ thống chính sách, pháp luật về CNTT ở Thái Lan cũng còn nhiều hạn chế tương tự ở Việt Nam. Trong báo cáo “The Global Information Technology Report 2013” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Thái Lan đạt 3.8 trên 7 điểm về mức độ phát triển của hệ thống pháp luật về CNTT giai đoạn 2011-2012 còn Việt Nam đạt 3.7 điểm, trong khi đó mức trung vị của thế giới là 4 điểm.41

Hình 3.14: Mức độ phát triển hệ thống pháp luật về CNTT

Nguồn: WEF (2013)

Thủ tục hành chính của Việt Nam khá rườm rà gây mất thời gian và nguồn lực cho các doanh nghiệp. Năm 2012 tính trung bình để có thể khởi đầu một cơng việc kinh doanh tại Việt Nam thì các doanh nghiệp phải trải qua 10 thủ tục khác nhau và mất tổng thời gian đến 34 ngày. Trong khi đó tại Thái Lan, mặc dù doanh nghiệp cũng phải mất 29 ngày nhưng số lượng thủ tục lại rất ít, chỉ 4 loại thủ tục nên có thể tiết kiệm được nguồn lực và tận dụng thời gian chờ đợi để tiến hành những công việc khác.42

41 WEF (2013)

42

Các cơ sở đào tạo CNTT

Năm 2008, Việt Nam có khoảng 271 trường đại học, cao đẳng có các chuyên ngành đào tạo về CNTT-TT, đến 2011 tăng lên thành 290 trường và tiếp tục duy trì con số này ở năm 2012. Mặc dù số trường không tăng nhưng chỉ tiêu tuyển sinh ở cấp này năm 2012 vẫn nhiều hơn năm 2011 hơn 700 chỉ tiêu với 65.501 sinh viên, chiếm 10.83 tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, số lượng sinh viên nhập học thực tế lại thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, chỉ đạt khoảng 88%. Hàng năm có khoảng 40.000 sinh viên CNTT-TT ra trường. 43

Hình 3.15: Số lượng trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT-TT

Nguồn: Bộ Thông tin – Truyền thông (2013)

Trong khi đó số lượng trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo về CNTT-TT lại có chiều hướng sụt giảm, từ 186 trường năm 2010 chỉ còn 113 trường năm 2011 và 143 trường năm 2012. Số lượng học viên nghề theo học CNTT-TT cũng ngày một ít đi, từ hơn 33.600 năm 2010 chỉ cịn trên 25.500 năm 2012, chiếm tỷ lệ 11.97% trong tổng số học viên nghề mới tuyển ở tất cả các ngành.44

Hình 3.16: Số lượng trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo CNTT-TT

Nguồn: Bộ Thơng tin – Truyền thông (2013)

Các hiệp hội

Tại Việt Nam có khá nhiều hiệp hội ngành nghề về CNTT, ở cả phạm vi toàn quốc và địa phương (Phụ lục 15). Tuy nhiên các hiệp hội này hoạt động chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nặng về các sự kiện bề nổi như các giải thưởng, giao lưu văn hóa, thể thao… Chỉ có một số như Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học TP HCM có thực hiện những cuộc khảo sát, thu thập số liệu về ngành CNTT nhưng cách làm chưa thực sự khoa học và kết quả chỉ được công bố một lần trong sự kiện nào đó chứ khơng sẵn có để tiếp cận bất kỳ lúc nào. Vai trò của các hiệp hội trong vấn đề vận động chính sách, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với chính phủ và giữa doanh nghiệp với nhau cũng chưa thực sự rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 47)