Cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

3.3. Bối cảnh chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

3.3.2. Cạnh tranh không lành mạnh

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT trong thời gian qua là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp cùng bắt tay để thu lợi nhuận, thế nhưng các doanh nghiệp CNTT Việt Nam lại cạnh tranh không lành mạnh với nhau dẫn đến tổn hại cho cả hai bên và người tiêu dùng. Hai tình huống sau đây là những điển hình cho cách thức hoạt động và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

Tình huống sự bùng nổ dịch vụ OTT và tăng cước 3G

OTT (Over The Top) là dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí nhờ truyền dữ liệu thông qua mạng wifi hoặc 3G. Mặc dù chất lượng còn kém so với SMS và cuộc gọi truyền thống nhưng các ứng dụng OTT đang có những bước cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó ứng dụng OTT cịn vượt trội hơn nhờ các tiện ích hấp dẫn người dùng. Các ứng dụng OTT đã phát triển với tốc độ cực nhanh ở Việt Nam, thu hút hàng triệu người dùng.

OTT đã trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với dịch vụ SMS và điện thoại truyền thống, các nhà mạng viễn thông là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ông Nguyễn Mạnh Hùng –

Tổng Giám đốc Viettel cho biết nếu 40 triệu thuê bao đều dùng OTT thì họ sẽ bị mất 40-50% doanh thu32.

Trong bối cảnh đó, ngày 16/10/2013, cả ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam là Vinaphone, Mobiphone và Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G lên trung bình 20%, đặc biệt có gói cước tăng đến 200%. Mức cước 3G tăng khiến cho người tiêu dùng dần dần hạn chế thói quen sử dụng dịch vụ OTT mọi lúc mọi nơi mà thường chỉ tranh thủ những lúc có wifi.

Các nhà mạng lý giải việc tăng cước là do giá thành 3G ở Việt Nam còn quá thấp so với khu vực và thế giới dẫn đến bị thua lỗ chứ không phải do áp lực sụt giảm doanh thu vì OTT. Tuy nhiên lý giải này là không hợp lý do giá thành thấp thì chất lượng cũng thấp tương ứng, muốn tăng giá thành thì trước tiên các nhà mạng cần cải thiện chất lượng 3G, không thể ép người tiêu dùng trả mức giá cao hơn cho sản phẩm có chất lượng như cũ.

Nếu muốn cạnh tranh với các dịch vụ OTT hiện tại, nhà mạng hồn tồn có thể tự phát triển ứng dụng OTT của riêng mình, tận dụng những lợi thế về hạ tầng mạng để tạo ra khác biệt cho sản phẩm của mình. Hoặc các nhà mạng khơng cần cạnh tranh mà có thể hợp tác với các dịch vụ OTT để cho ra đời những sản phẩm mới, khai thác thêm giá trị gia tăng. Tuy nhiên họ đã lựa chọn cách thức cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho cả đối thủ và khách hàng của mình.

Hộp 3.1: Tăng giá 3G để giảm thiệt hại do OTT

Ông Thiều Phương Nam – Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam: “3G ở Việt Nam chỉ tự hào về độ phủ chứ chất lượng còn phải cải thiện nhiều, trong đó việc tối ưu hóa mạng 3G là yếu tố quan trọng. Động thái tăng giá lần này chỉ nhằm bù lỗ là chính, mục đích chính là giảm bớt thiệt hại mà OTT gây nên chứ không phải tăng giá để cải thiện chất lượng mạng 3G”

Tình huống cắt cáp quang của FPT

Trong những năm gần đây, số lượng người dùng và số lượng thuê bao internet ở Việt Nam tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia làm nhà cung cấp dịch vụ như: VNPT, Viettel, FPT, CMC, Netnam. Trong đó cơng ty FPT Telecom thuộc tập đồn FPT vươn lên nổi bật, khơng ngừng mở rộng thị phần nhờ vào chất lượng đường truyền tốt, nhiều chương trình khuyến mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Tuy nhiên FPT Telecom đã gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ gây ảnh hưởng đến uy tín và cơng việc kinh doanh. Các tuyến cáp quang của FPT Telecom trên nhiều địa bàn đã liên tục bị phá hoại. Tháng 8/2013, do chưa đạt được thỏa thuận thuê hệ thống cáp ngầm của CMC tại Khu Công Nghệ Cao TP HCM nên FPT Telecom đã tự kéo cáp trong khu vực này, sau đó đã có người cắt phá. Tháng 10/2013, tại khu công nghiệp Yên Phong –

Bắc Ninh, do bị VNPT đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê cáp nên FPT Telecom phải tự kéo cáp đến đây. Sau đó, trong vịng ba tuần, các tuyến cáp của FPT Telecom đã liên tiếp bị cắt, phá. Tại các huyện Hồi Đức, Thường Tín – Hà Nội, sơ bộ từ tháng 9/2013 đến nay đã có trên 30 trường hợp cắt, phá hoại cáp viễn thông và cáp quang của công ty FPT Telecom. Khơng những thế, tình trạng bị cắt cáp của cơng ty này cịn xảy ra tại rất nhiều địa phương khác trên cả nước như Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An…nơi mà họ vừa mới xâm nhập địa bàn.

Hộp 3.2: Cắt cáp diễn biến phức tạp

Ông Trần Hùng Thường - Trưởng phịng giao dịch Cơng ty FPT Telecom khu vực Hoài Đức - Sơn Tây: “Chỉ riêng mấy tháng cuối năm 2013, tại đây đã xảy ra hơn chục vụ cắt cáp. Bước sang năm 2014, tình hình nghiêm trọng hơn nữa, số vụ việc gia tăng đến chóng mặt nên anh em suốt ngày chỉ lo đi hàn cáp. Ngày 14/1, đối tượng cắt cáp tại xã Minh Khai; ngày 16/01 cắt cáp tại thôn 4, xã Lại Yên, làm vô hiệu 17 hộp "tập điểm"; ngày 17/1, chúng tiếp tục cắt vụn dây cáp mới đầu tư ở xã An Khánh...”

Qua xem xét hiện trường các vụ đứt cáp, doanh nghiệp này nhận định đây là hành vi cố tình phá hoại hạ tầng và công việc kinh doanh của công ty. Hầu hết những vị trí cáp bị đứt đều nằm ở địa điểm vắng người và được cắt bằng thiết bị chuyên dụng. Mục đích chính của hành vi này là phá hoại kết nối, vì vậy chỉ nhắm vào cáp truyền thơng tin, cịn cáp chịu lực vẫn ngun vẹn. Thậm chí có một số trường hợp phá hoại rất tinh vi, chỉ làm gãy lõi cáp bên trong khiến cho cơng tác dị tìm và khắc phục sự cố gặp nhiều khó khăn. Trong vụ việc ở Khu Công Nghệ Cao TP HCM, chỉ vài ngày sau sự cố cắt cáp đầu tiên, đội tuần tra của FPT Telecom đã bắt quả tang nhân viên của CMC đang tiếp tục thực hiện hành vi cắt cáp. Tại Hà Tĩnh, FPT Telecom cũng bắt được quả tang nhân viên kỹ thuật Võ Hữu Tình của Trung tâm Viễn thông Hồng Lĩnh, thuộc VNPT đang thực hiện hành vi cắt cáp quang.

Hành vi cắt cáp tuy dễ dàng thực hiện nhưng mang tính chất hết sức nghiêm trọng và để lại hậu quả rất lớn. Trước hết, nó ảnh hưởng đến hạ tầng và tài sản của doanh nghiệp bị hại, kể cả nguồn lực phải bỏ ra để khắc phục. Tình trạng đứt kết nối dẫn đến khách hàng chán nản, mất lòng tin vào doanh nghiệp bị hại. Thậm chí khách hàng cũng bị thiệt hại do gián đoạn công việc và nguy cơ rị rỉ thơng tin. Tín hiệu khơng ổn định cũng làm xấu đi chất lượng của cơ sở hạ tầng thông tin chung của Việt Nam, trở thành rào cản trong thu hút đầu tư và phát triển ngành CNTT. Hành vi cắt cáp có thể quy vào tội hình sự theo điều 143 Bộ luật hình sự (Phụ lục 13).

Doanh nghiệp CNTT Thái Lan cũng thiếu liên kết và cạnh tranh không lành mạnh

Do cơ quan quản lý nhà nước Thái Lan khơng có định hướng rõ ràng cho ngành CNTT, khơng có cơ quan nào đóng vai trị trung tâm điều phối chính sách và quản lý cụm ngành CNTT nên dẫn đến hệ quả là sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các cơ quan rất yếu. Các doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh với nhau nhiều hơn là hợp tác, thỉnh thoảng còn xảy ra một số vụ tranh chấp pháp lý giữa các thể chế trong cụm ngành với các cơ quan chính quyền.33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)