Thị phần gia cơng phần mềm cho Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

Nguồn: Bộ Thông tin - Truyền thông (2013)

Tuy nhiên việc có một thị trường chiếm tỷ trọng quá lớn như vậy cũng là một rủi ro cho ngành phần mềm. Nếu gặp trục trặc ở thị trường này thì ngay lập tức doanh thu và lợi nhuận sẽ bị tụt dốc trầm trọng, kéo theo những hệ lụy khác … Hơn nữa, thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính và rất cứng nhắc, đa số cơng việc gia công cho Nhật Bản thường đã được định sẵn rõ ràng, rập khn, lặp đi lặp lại và rất ít cần đến yếu tố sáng tạo. Làm việc ở thị trường này khó có thể giúp Việt Nam học hỏi tri thức mới, nâng cao năng lực và phát huy tính sáng tạo, những điều rất cần đối với ngành CNTT.

Thị trường game online nội địa Việt Nam có quy mơ lớn nhất Đơng Nam Á và là một trong mười thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2012, doanh thu ngành game online tăng trưởng 20%, đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.28

Tiềm năng to lớn của ngành này đã tạo ra sức hút khiến nhiều doanh nghiệp vốn không hoạt động trong lĩnh vực game cũng tích cực tham gia để tìm kiếm lợi nhuận. Có thể kể ra một số doanh nghiệp như Soha, Vật Giá, VNPay, Ngân Lượng...

28

Việt Nam cũng là nước có số người sử dụng mạng xã hội rất cao. Ngoài các mạng xã hội thông dụng của thế giới thì mạng xã hội nội địa cũng phát triển mạnh mẽ không kém, nổi bật nhất là Zing Me với khoảng 15 triệu người vào năm 2012. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các sản phẩm, dịch vụ nội dung số trên mạng xã hội cũng như quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử… Thái Lan cũng có nhu cầu mạng xã hội cao nhưng tài khoản ảo nhiều và mạng nội địa lại kém phát triển. (Phụ lục 10, 11, 12)

3.3. Bối cảnh chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

3.3.1. Sở hữu trí tuệ kém và nạn vi phạm bản quyền nghiêm trọng

Mặc dù cả hai đều rất kém nhưng Thái Lan lại khá hơn hẳn Việt Nam về mặt bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ. Việt Nam chỉ đạt 2.6 điểm trong khi Thái Lan đạt 3.1 điểm còn mức trung vị của thế giới là 3.8 điểm.29

Do sự lỏng lẻo trong bảo hộ sở hữu trí tuệ nên tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là hết sức phổ biến. Năm 2011, tỷ lệ phần mềm được cài đặt bất hợp pháp tại Việt Nam lên đến 81% (còn ở Thái Lan là 72%).30

Tuy nhiên, tổng giá trị thiệt hại do nạn vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam ước tính 395 triệu USD, trong khi đó tổng giá trị thiệt hại tại Thái Lan cao hơn gấp đôi với 852 triệu USD31.

Sở hữu trí tuệ yếu kém dẫn đến tình trạng người ăn theo là chướng ngại làm thui chột động cơ sáng tạo, nỗ lực lao động của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và làm trì trệ sự phát triển của ngành CNTT. Một số phần mềm của Việt Nam từng rất được ưa chuộng ở thị trường nội địa như Từ điển Lạc Việt, phần mềm dịch tự động EV Tran, Vietkey… đã bị vi phạm bản quyền nghiêm trọng, từ đó khơng được đầu tư cải tiến và dần dần biến mất trên thị trường.

29 WEF (2013)

30 Như trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành công nghệ thông tin việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)