CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Nâng cao chất lượng Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM
2.3.1 Khái niệm
Theo Uỷ ban Basel thì quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. Do đó, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng đó chính là tìm kiếm các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng mới hơn, hiệu quả hơn để đưa vào thực tiễn, đồng thời tự mỗi cá thể tham gia vào quy trình tín dụng cần nhận thức rõ về vai trị của mình cũng như tự nâng cao sự hiểu biết về các rủi ro để từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần khơi thơng dịng chảy tín dụng để đưa nền kinh tế càng ngày càng phát triển.
2.3.2 Ý nghĩa
2.3.2.1 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Như đã nói ở trên hoạt động tín dụng hiện nay là kênh kinh doanh chủ đạo của các NHTM. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ln chiếm từ 60-80% tổng lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận trực tiếp cho từng ngân hàng. Bên cạnh đó, thơng qua việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, các NHTM sẽ ngày càng đáp ứng được các chuẩn mực rủi ro của quốc tế góp phần rút ngắn quá trình hội nhập ngành ngân hàng của Việt Nam đối với thế giới.
2.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp vay vốn
Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng thoạt nghe chỉ liên quan đến công việc nội bộ của ngân hàng và các đơn vị vay vốn khơng có liên hệ gì cả. Tuy nhiên, mối quan hệ giữ các doanh nghiệp và các NHTM là mối quan hệ cộng sinh. Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến người vay vốn, đó là khi các ngân hàng áp dụng các mơ hình đo lường rủi ro thì thơng tin chi tiết của người đi vay là rất quan trọng, thông tin càng chi tiết thì ngân hàng càng có được cái nhìn rõ ràng về rủi ro tín dụng hơn đối với từng doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng ở
21
đây đó là các việc các doanh nghiệp sẽ càng ngày hoàn thiện bộ khung quản lý, các báo cáo kế toán sẽ trở nên minh bạch hơn. Và cái lợi lớn nhất đó là một khi các ngân hàng đã có được quy trình quản lý rủi ro hiệu quả thì việc cho vay sẽ trở nên dễ dàng và ngân hàng sẽ có điều kiện để giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp.
2.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Như chúng ta đã biết thời gian qua, nợ xấu luôn là chủ đề được bàn luận nhiều nhất và được đưa ra thảo luận tại các kỳ họp quốc hội để xử lý vấn đề này. Đây được xác định là điểm ngẽn khiến cho nền kinh tế Việt Nam chưa thể phát huy được hết tiềm năng mà chúng ta có. Do vậy, nếu cơng tác quản lý rủi ro có hiệu quả, và việc nâng cao cơng tác quản lý rủi ro được làm thường xuyên là liên tục thì sẽ góp phần đẩy lui được nợ xấu, khơi thơng dịng chảy vốn. Từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển.