Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCPCT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.5 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCPCT Việt Nam

Quản lý rủi ro nói chung, quản lý RRTD nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.

Quản lý RRTD không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu mà nó cịn bao hàm nhiều vấn đề như việc phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro... Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng hàng đầu tại các nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có hệ thống Ngân hàng TMCPCT Việt Nam là:

Xây dựng một mơ hình quản lý RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hồn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách được ban hành

25

chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản lý và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

Nhanh chóng áp dụng các mơ hình đánh giá và lượng hố rủi ro tín dụng. Thơng qua đó giúp những nhà quản lý phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống CNTT hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thơng tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, ngân hàng nên xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà sốt tín dụng. Ngân hàng cũng xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động quá khứ như trước đây, và đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng nên tiến hành cho điểm, xếp hạng rủi ro và xác định HMTD đối với tất cả các khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và cũng để hạn chế sự tham gia của con người vào trong quá trình đánh giá, ra quyết định, tránh các rủi ro do tính chủ quan.

Ngân hàng cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi được. Chấp nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 2 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mơ hình và biện pháp đảm bảo

giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, cũng trình bày tổng kết kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng lớn, có uy tín trên thế giới.Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho ngân hàng thương mại cổ phần cơng thương việt nam và có cơ sở so sánh, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của NHCT trong chương 2.

27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)