Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại tại NHTMCP CT VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại tại NHTMCP CT VN

3.2.1 Cách thức tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCPCT VN.

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng

Để phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, từ tháng 3 năm 2006, NHCT đã có bước chuyển đổi mơ hình tổ chức trong tồn hệ thống, hướng tới thơng lệ quốc tế tốt nhất. Theo đó, bộ máy tổ chức của NHCT được chia thành các khối, bao gồm khối quản lý, khối kinh doanh, khối dịch vụ, khối quản lý rủi ro và khối hỗ trợ. Trong đó, Hội đồng quản trị là đại diện cho các cổ đông của ngân hàng và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của toàn bộ hệ thống là Tổng giám đốc. Như vậy, cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rạch ròi giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành.

Sơ đồ 3.3: Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Nguồn: Báo cáo của NHCT

Tại chi nhánh, có chia ra làm hai tầng để quản lý rủi ro:

Tầng thứ nhất: Tại chi nhánh có sự tách biệt giữa hai bộ phận quan hệ khách

hàng và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận quan hệ khách hàng được phân chia thành khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ có nhiệm vụ là tìm kiếm, tiếp thị, marketing, đàm phán, đánh giá sơ bộ và đề xuất bộ phận thẩm định lập tờ trình cấp tín dụng.

Bộ phận thẩm định tín dụng có nhiệm vụ (i) làm tờ trình thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng, đầu tư đối với Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng bán lẻ; (ii) Thực hiện các công việc liên quan đến công tác giải ngân, và phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng để quản lý nợ có vấn đề. Giám Đốc Phó Gi iám Đốc Phòng giao dịch Ph òng ế to á n k to án / KQ òng Ph hàng khách do anh ngh iệp Phòng Bán lẻ Phòng TCHC Phòng Tổng Hợp Phòng HTTD tại CN

39

Tầng thứ hai: Vào Tháng 10/2014, Vietinbank bắt đầu đưa vào thử nghiệm vận hành khối Hỗ trợ tín dụng tại từng chi nhánh và Trụ sở chính. Đây là bước chuyển đổi mơ hình hoạt động, định hướng xây dựng để trở thành ngân hàng hiện đại ngang tầm khu vực, phát triển bền vững, quản lý rủi ro theo mơ hình 3 vịng kiểm sốt. Chức năng của phịng Hỗ trợ tín dụng giống như là bước rà sốt quản lý rủi ro tín dụng đầu tiên. Nhiệm vụ của phòng này là sau khi chi nhánh thơng qua cấp tín dụng cho một khách hàng thì bắt buộc tất cả hồ sơ liên quan của khách hàng này đều phải chuyển lên phịng hỗ trợ tín dụng được đặt tại từng chi nhánh để rà sốt hồ sơ. Sau khó bộ phận HTTD rà sốt xong và đồng ý thông qua, hồ sơ khách hàng mới được phê duyệt trên máy để tiến hành các bước giải ngân tiếp theo.

3.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Chất lượng tín dụng

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, Vietinbank xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao công tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Do đó giai đoạn 2013-2016 dư nợ tín dụng ngày càng tăng kèm theo chất lượng tín dụng cũng tăng theo, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank ln nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hàng. uối năm 2016 tỷ lệ nợ xấu 1,02%.

Bảng 3.9: Chất lượng dư nợ tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % Nợ đủ tiêu chuẩn 369,774 98.27% 431,194 98.03% 529,926 98.48% 649,689 98.14% Nợ cần chú ý 2,744 0.73% 3,771 0.86% 3,211 0.60% 5,558 0.84%

Nợ dưới tiêu chuẩn 515 0.14% 351 0.08% 1,411 0.26% 2,111 0.32%

Nợ nghi ngờ 1,007 0.27% 2,469 0.56% 736 0.14% 811 0.12%

Nợ có khả năng mất

vốn 2,249 0.60% 2,084 0.47% 2,796 0.52% 3,819 0.58%

Tổng cộng 376,289 100 439,869 100 538,080 100 661,988 100

Tỷ lệ nợ xấu 1.00% 1.11% 0.92% 1.02%

Chất lượng dư nợ khách hàng ngày càng tốt hơn trong cơ cấu dư nợ của Vietinbank. Trong đó, nợ đủ tiêu chuẩn năm ln chiếm trên 98%. Tỷ lệ nợ xấu ln duy trì ở mức thấp toàn hệ thống ngân hàng. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 1,02% (Trung bình tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam 2016 tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2,46%)

Phân loại tín dụng

Ngân hàng tiến hành phân loại tín dụng theo Quyết định số 493/2005/Qđ - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/Qđ - NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/Qđ - NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng TCTD.

Ngân hàng thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Khi một khoản vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phịng chung và dự phòng cụ thể theo tỷ lệ NHNN quy định. Trong đó, trích lập dự phịng chung là 0,75%. Trích lập dự phịng cụ thể với nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100% Bảng 3.10: Dự phịng rủi ro tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 Dự phòng chung 2.628 3.160 3.815 4.894 Dự phòng cụ thể 672 1.186 734 1.968 Tổng cộng 3.300 4.346 4.549 6.862

( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính Vietinbank 2013-2016)

3.2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Ở các nước trên thế giới, hầu như tất cả các ngân hàng hiện đại đều xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong hoạt

41

động tín dụng, lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất, các ngân hàng đều xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và dĩ nhiên trong các chiến lược đó thì các ngân hàng đều tính đến phương pháp chấp nhận mức độ rủi ro nhất định trong hoạt động cho vay.

Không nằm ngoài chiến lược trên, Vietinbank thực hiện một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thống nhất cho tồn hệ thống, và cũng chấp nhận mức độ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên, vấn đề chính của chiến lược quản lý rủi ro là làm sao hạn chế được rủi ro và có chính sách hợp lý để đo lường rủi ro tiềm ẩn đó. Những vấn đề chính của chiến lược quản lý rủi ro tín dụng là:

Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Một số giới hạn rủi ro trong tín

dụng chỉ đạo tồn hệ thống đã được ngân hàng xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng quí qua các cuộc họp giao ban cụm, như: Tỷ lệ cho vay khơng có tài sản bảo đảm; Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay đối với nhóm khách hàng là DNNN được điều chỉnh giảm dần. Bên cạnh đó, trên giác độ quản lý tổng thể, HĐQT đã phê duyệt giới hạn cho vay đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng như điện, xi măng, bất động sản và tuân thủ chỉ đạo của NHNN kiểm soát dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD qui định như cho vay khơng q 15% vốn tự có vào một khách hàng; hay giới hạn về liên doanh góp vốn; giới hạn về mua sắm tài sản cố định, ngân hàng đã tính tốn và tn thủ trong tồn hệ thống. Hàng q, hội sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có coi như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của ngân hàng, vì vậy đây là những thuận lợi trong trong chỉ đạo tập trung việc chấp hành những giới hạn rủi ro này.

Căn cứ chỉ đạo của Hội sở chính, các chi nhánh ngân hàng cũng đề ra các giới hạn rủi ro tín dụng cho riêng chi nhánh mình như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và khơng có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính

khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan… Ln kiểm sốt để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định.

Do đó, chất lượng nợ của ngân hàng công thương khá tốt trong thời gian qua và tỷ lệ nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng

Mức dư nợ tối đa từng chi nhánh: Tùy thuộc vào kết quả xếp hạng từng chi

nhánh, Trụ sở chính sẽ giao mức ủy quyền phán quyết đối với từng chi nhánh (trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng khác). Mức ủy quyền phân theo khách hàng là tổ chức kinh tế (trong đó, ủy quyền chi tiết đến giới hạn tín dụng, mức cho vay 1 dự án đầu tư, 1 món tín dụng - 1 L/C atsight, 1 khoản bảo lãnh trong nước); khách hàng là cá nhân (giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay tiêu dùng) và 1 món bảo lãnh nước ngồi (đối với một số chi nhánh). Mức ủy quyền đối với khách hàng là tổ chức kinh tế cao nhất 35 tỷ đồng, thấp nhất 15 tỷ đồng; cho vay bán lẻ cao nhất 5 tỷ đ, thấp nhất 3 tỷ đồng.

Quy trình phê duyệt tín dụng: Vietinbank đã triển khai các quy định cụ thể

về cấp tín dụng mới đối với khách hàng bán lẻ là các công văn: 551/2017/QĐ- TGĐ-NHCT35; 553/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 và 550/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35; 552/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 đối với các quy định cụ thể về cấp tín dụng đối với KHDN , tất cả văn bản trên cùng ngày ban hành là 16/03/2017. Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, thực hiện mục tiêu cải cách, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an tồn vốn vay. Do đó, địi hỏi phải tn thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình cho vay tại Vietinbank được thực hiện thông qua 10 bước cơ bản sau:

3.2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay:

Cán bộ QHKH tiến hành thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng và phương án vay vốn theo quy định, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng.

3.2.3.2. Thẩm định rủi ro tín dụng của khoản vay:

- Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thơng tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, cán bộ thẩm định tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định tín dụng bằng tay và bằng máy trên hệ thống CRLOS, nêu rõ ý

43

kiến về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay cần được áp dụng.

3.2.3.3. Phê duyệt thông qua khoản vay:

Sau khi hồn tất tờ trình thẩm định tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định đồng ý tín dụng trên và hoặc đồng ý thơng qua khoản vay và trình Phịng Phê Duyệt Tín Dụng – TSC nếu trường hợp vượt hạn mức cho vay của chi nhánh. Sau đó, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành scan hồ sơ gởi gửi tới các thành viên liên quan của Phịng Phê Duyệt Tín Dụng – TSC. cán bộ thẩm định sẽ trình bày với các thành viên thuộc phịng Phê Duyệt Tín Dụng về nội dung Tờ trình thẩm định, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Tùy theo từng khoản vay, Phịng Phê Duyệt Tín Dụng sẽ quyết định đi thẩm định thực tế hay không. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay. Phịng Phê Duyệt Tín Dụng sẽ có văn bản chuyển cho chi nhánh việc đồng ý thông qua khoản vay trên.

3.2.3.4. Soạn thảo và ký kết hợp đồng:

- Soạn thảo hợp đồng: Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Hội đồng

tín dụng, cán bộ thẩm định căn cứ đặc điểm của từng khoản vay, chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng trong trường hợp khách hàng thuộc phân khúc bán lẻ, đối với khách hàng thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định sẽ chuyển thông tin phê duyệt trên để phịng Hỗ trợ tín dụng soạn các hợp đồng. Sau khi soạn thảo xong Hợp đồng, cán bộ thẩm định có trách nhiệm thực hiện rà sốt lại Hợp đồng.

- Ký kết Hợp đồng: Sau khi đã có chữ ký nháy của lãnh đạo phịng cho vay trên Hợp đồng, cán bộ QHKH chịu trách nhiệm đảm bảo việc lấy chữ ký của người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và của đại diện ngân hàng trên các Hợp đồng.

- Đối với các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, cán bộ thuộc phòng HTTD chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

báo tác nghiệp gửi phòng HTTD trực thuộc tại chi nhánh.

3.2.3.5. Phê duyệt dữ liệu trên hệ thống:

Căn cứ các thông tin nêu tại Thơng báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng vay), phòng HTTD sẽ chịu trách nhiệm rà soát lại các dữ liệu đã được cán bộ thẩm định đã nhập trên hệ thống, khi rà soát xong. Phịng HTTD sẽ chuyển các thơng tin trên sang Core theo yêu cầu.

3.2.3.6. Lưu trữ hồ sơ:

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được cán bộ phòng HTTD thực hiện theo quy định.

3.2.3.7. Rút vốn vay:

Sau khi nhận được yêu cầu rút vốn vay từ doanh nghiệp, CB QHKH ký chuyển tiếp toàn bộ hồ sơ rút vốn vay xuống phòng HTTD. Phòng HTTD thực hiện kiểm tra lại tính hợp lệ của khoản rút vốn, ký xác nhận trên Thơng báo rà sốt và tạo tài khoản vay, Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thơng tin và đối chiếu với tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp đủ đảm bảo cho khoản giải ngân, cán bộ HTTD chuyển tiếp sang phịng quỹ/phịng kế tốn để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

3.2.3.8. Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay:

Phòng KHDN/Bán Lẻ chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ/đột xuất tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, tình hình thu nhập, tài chính, cơng nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Khi kiểm tra, cán bộ QHKH phải lập Biên bản kiểm tra. Mọi bất thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 47)