Hồi qui dữ liệu cho hai nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp – trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của các nhân tố địa phương trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Hồi qui dữ liệu cho hai nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp – trung

trung bình thấp và nhóm có thu nhập trung bình cao

Bảng 4.4: Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người

Mẫu 22 quốc gia có thu nhập thấp - trung bình thấp giai đoạn 1993-2016 Phương pháp ước lượng: Gystem-GMM

Model 1 Model 2 Model 3 Model 4 Model 5 Model 6 Model 7 Model 8 Model 9

Lny0 -0.556 -0.583 -0.336* -0.573* -0.477 -0.322 -0.852 -0.6226 -1.244 (-1.30) (-1.30) (-1.79) (-1.78) (-0.52) (-0.75) (-1.31) (-0.53) (-03.27) pop -0.106 0.061 0.0819 0.507 -1.26 -5.334 -5.001 -6.138 -2.75 (-0.15) (0.02) (0.03) (0.20) (-0.25) (-1.55) (-0.87) (-0.79) (-0.54) di 0.036 0.038 -0.018 -0.0481 0.019 0.134 0.247 0.246 0.149 (0.67) (0.68) (0.25) (-0.56) (0.12) (0.46) (0.79) (0.74) (0.57) fdi 0.156*** 0.160*** 0.198** 0.194** 0.113 -0.079 -0.172 -0.217 -0.931 (4.04) (3.11) (2.54) (2.61) (0.64) (-0.18) (-0.53) (-0.43) (-0.46) Biến cấu trúc urban -0.133 -0.474 -0.915 1.006 4.289 3.720 5.223 2.187 (-0.05) (-0.24) (-0.42) (0.24) (1.26) (0.85) (0.83) (0.57) infrast -0.077*** -0.069*** -0.046 -0.019 0.033 0.067 0.021 (-5.15) (-3.20) (-0.51) (-0.18) (0.29) (0.48) (0.30) Biến thể chế ecfree -0.016 -0.147 -0.1305 -0.171 (-0.45) (-1.05) (-1.16) (-1.2)

Biến kinh tế vĩ mô

exdeb -0.0022 -0.005 -0.0058 -0.006 (-0.56) (-1.12) (-1.01) (-1.42) inflat 0.018** 0.0093 0.001 (2.33) (0.80) (0.12) fdi*ecfree 0.016 (0.48) fdi*exdeb -0.0005 (-0.47) fdi*inflat -0.005 (-0.51) Obs 502 502 501 501 501 501 498 498 498 S test 0.999 0.998 0.997 0.996 0.096 0.998 0.994 0.994 0.997 AR (1) 0.024 0.024 0.017 0.016 0.026 0.034 0.028 0.042 0.025 AR (2) 0.621 0.630 0.619 0.624 0.577 0.482 0.605 0.513 0.622 Wald (J) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Bảng 4.5: Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người Mẫu 22 quốc gia có thu nhập trung bình cao giai đoạn 1993-2016

Phương pháp ước lượng: Gystem-GMM

Model 1 Model 2 Model 3 Model 4 Model 5 Model 6 Model 7 Model 8 Model 9

Lny0 -0.436 -0.336 -0.245 -0.096 -0.431 -0.192 -1.520 -1.276 -2.916 (-1.18) (-0.54) (-0.50) (-0.11) (-0.32) (-0.16) (-1.00) (-0.72) (-1.41) pop -0.131 -0.488 -0.630 0.264 -0.147 0.304 2.830 2.792 14.78** (-0.35) (-0.36) (-0.38) (0.09) (-0.05) (0.12) (1.16) (0.69) 2.46 di 0.143*** 0.110 0.071 0.115 0.053 0.080 0.333 0.197 0.828 (3.40) (0.84) (0.55) (0.50) (0.20) (0.33) (1.00) (0.42) -1.61 fdi 0.128** 0.143** 0.109 0.141 0.117 0.164 0.154 0.176 2.518 (2.58) (2.56) (1.23) (0.74) (0.64) (0.86) (0.81) (0.79) (1.28) Biến cấu trúc urban 0.413 0.675 0.075 0.320 -0.277 -2.748 -2.609 -12.18* (0.19) (0.29) (0.02) (0.08) (-0.07) (-0.81) (-0.56) (-2.05) infrast -0.004 -0.016 0.025 -0.011 0.095 0.080 0.159 (-0.23) (-0.39) (0.24) (-0.39) (0.71) (0.63) (1.39) Biến thể chế ecfree -0.152 -0.227 -0.102 -0.778* (-0.43) (-0.77) (-0.34) (-1.98)

Biến kinh tế vĩ mô

exdeb -0.008 -0.021 -0.017 -0.025 (-0.65) (-1.09) (-1.00) (-1.22) inflat -0.001 0.006 0.021 (-0.18) (0.13) (-1.51) fdi*ecfree -0.028 (-0.86) fdi*exdeb -0.003 (-1.59) fdi*inflat 0.002 (1.000) Obs 506 506 506 506 506 506 506 506 506 S test 0.506 0.434 0.436 0.48 0.41 0.407 0.443 0.379 0.446 AR (1) 0.002 0.002 0.001 0.05 0.071 0.066 0.15 0.168 0.696 AR (2) 0.044 0.036 0.067 0.097 0.086 0.063 0.077 0.048 0.067 Wald (J) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Căn cứ 2 bảng trên ta thấy kết quả được đánh giá là có ý nghĩa, các thử nghiệm

Sargan và thử nghiệm Arellano-Bond trong bảng này cho thấy các mơ hình được xác định chính xác.

Tuy nhiên, xét đến tác động của FDI đối với hiệu quả kinh tế, ước tính của chúng tôi cho thấy sự khác biệt khi chúng ta xét riêng từng nhóm các nước theo thu nhập. Như thể hiện ở bảng 4.4 đối với quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, FDI thể hiện tương quan dương mạnh mẽ từ mơ hình 1 – 4 và dần yếu đi khi mơ hình xuất hiện biến bất ổn kinh tế vĩ mô như nợ công và lạm phát. Ngược lại đối với nhóm nước có thu nhập trung bình cao ở bảng 4.5 thì FDI chỉ thể hiện tương quan dương mạnh mẽ ở mơ hình 1 và 2, khi có tác động của cơ sở hạ tầng, tự do kinh tế và bất ổn kinh tế, FDI hầu như khơng có tương quan với tăng trưởng.

Theo đó, nghiên cứu cũng cho thấy vai trị của đầu tư trong nước đối với tăng

trưởng. Ở kết quả các nước có thu nhập trung bình thấp, biến đầu tư trong nước (di) thể hiện tương quan không rõ ràng. Nhưng khi xét toàn bộ mẫu cũng như nhóm nước có thu nhập trung bình cao, biến đầu tư trong nước DI cho thấy có mối tương quan đối với tăng trưởng ở phần lớn các mơ hình. Ý nghĩa này dần mất đi khi xuất hiện thêm biến nợ cơng vào trong mơ hình (ở mơ hình 5, 7 và 8). Đầu tư trong nước

có dấu hiệu tích cực trong khi tốc độ tăng dân số cho thấy các dấu hiệu tiêu cực trong các thông số của họ.

Cũng như kết quả khi xét trên toàn bộ mẫu, biến tốc độ tăng trưởng dân số cũng thể hiện mối tương quan không rõ ràng với tăng trưởng khi chia thành hai nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao, dấu của hệ số hồi quy không đạt được như kỳ vọng. Tình trạng này có nghĩa là bỏ qua sự khác biệt về trình độ phát triển của các quốc gia.

Đối với biến infrast đại diện cho cơ sở hạ tầng, mặc dù kết quả thể hiện sự tương quan khơng rõ ràng khi xem xét trên tồn bộ mẫu cũng như nhóm nước có thu nhập

trung bình cao, chỉ số infrast thể hiện tương quan không rõ ràng đối với tăng

trưởng. Nhưng ở mẫu nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, infrast lại thể hiện

mối tương quan mạnh mẽ ở mơ hình 3 & 4, tức là khi có sự tác động của phát triển dân số thành thị (urban) và biến tự do kinh tế (ecfree). Chỉ khi các biến exdeb và infla xuất hiện, chỉ số infrast mất dần ý nghĩ thống kê. Dấu hiệu này cho thấy sự bất ổn kinh tế thông qua nợ quốc gia và lạm phát lấn át chất lượng cơ sở hạ tầng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Đối với biến tertiary, chúng tơi khơng tìm được bằng chứng thực nghiệm cho

tác động của giáo dục lên tăng trưởng dù thông tin tiên nghiệm rất mạnh. Nguyên nhân là do chất lượng giáo dục ở các nước vốn không đồng đều nhau, biến Tỷ lệ dân số có trình độ đại học/cao đẳng mà chúng tôi lựa chọn – cũng như các nghiên cứu khác - không thể hiện được sự khác biệt này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng vấn đề đối với nhân tố giáo dục chỉ mang tính kĩ thuật bởi tác động của nhân tố giáo dục đã bị “hấp thụ” vào trong thành phần fixed effect của phương trình hồi quy và do đó khơng ảnh hưởng tới kết luận của chúng ta về mơ hình.

Trở lại với hai câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đã nêu ở phần đầu của bài viết. Với câu hỏi thứ nhất, đối với các quốc gia đang phát triển, đâu mới là động lực thật sự cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn: FDI hay là những tiến bộ trong chính sách và cấu trúc nền kinh tế hay là cả hai? Câu trả lời của chúng tôi là cả hai, tuy nhiên, đáp án cho câu hỏi thứ hai cịn có ý nghĩa quan trọng hơn về mặt chính sách.

Câu hỏi thứ hai là: có phải các quốc gia với môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế tốt hơn có thể tận dụng được nguồn vốn FDI một cách hiệu quả hơn hay khơng? Câu trả lời là có. Không những vậy, theo kết quả của chúng tôi, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thể chế tốt là điều kiện tiên quyết mà nhất định các quốc gia đang phát triển phải đạt được hòng thụ hưởng lợi ích từ FDI.

Tóm tắt chương 4

Nhìn chung FDI thể hiện tương quan mạnh mẽ và có ý nghĩa trong hầu hết các hồi quy. Đối với 44 mẫu quốc gia của nền kinh tế mới nổi, tác động tích cực và quan trọng của FDI đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn khi các yếu tố cấu trúc, thể chế và sự ổn định kinh tế vĩ mô được xem xét trong hồi quy. Điều này phù hợp với ý tưởng về tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế đang phát triển. Hơn nữa, sự gia tăng về vốn đầu tư trong nước cũng như sự cải thiện về chất lượng thể chế và sự ổn định kinh tế vĩ mô trong mẫu này cũng dẫn đến sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua hệ số tương quan có ý nghĩa của di, ecfree, exdeb và infla (Bảng 4.3).

Khi phân chia mẫu các nước đang phát triển thành hai nhóm nước có thu nhập thấp – trung bình thấp và nhóm nước có thu nhập trung bình cao, hồi quy cho kết quả thú vị về tác động của biến chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như diễn biến tương quan của FDI đối với tăng trưởng. Cụ thể, đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp – trung bình thấp, ban đầu FDI thể hiện tương quan dương có ý nghĩa và dần yếu đi khi đưa biến exdeb và infla vào mơ hình. Cịn đối với nhóm các nước có thu nhập trung bình cao thì FDI chỉ có ý nghĩa ở mơ hình cơ bản và có sự hỡ trợ của biến phát triển dân số thành thị. Điều này chứng tỏ mẫu các quốc gia đang phát triển là không thực sự đồng nhất về tốc độ phát triển và các nhân tố địa phương chính là điều kiện tiên quyết để các quốc gia này thu hút cũng như hưởng lợi từ dịng vốn FDI.

Tóm lại, kết quả ước tính của hệ thống hồi quy GMM, nhằm khắc phục những hạn chế của các ước lượng chuẩn, cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét cả môi trường kinh tế vĩ mô và các thể chế cũng như một số yếu tố về tích lũy vốn trong nước và cơ sở hạ tầng trong việc đánh giá tác động kinh tế của dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của các nhân tố địa phương trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)