Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nghiên cứu trường hợp thị trường sữa bột tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định thang đo

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của các thang đo lƣờng đƣợc đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha. Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Vì vậy, thơng qua phƣơng pháp này, tác giả có thể loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và kiểm định thang đo. Theo Nunnally và Bernstein (1994) dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011), thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy nếu Cronbach alpha ≥ 0.60. Ngoài ra, để đảm bảo là các biến đo lƣờng dùng để đo lƣờng cùng một khái niệm nghiên cứu có tƣơng quan chặt chẽ với nhau, ngƣời ta còn xét đến hệ số tƣơng quan biến tổng. Cũng theo Nunnally và Bernstein (1994) dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu một biến đo lƣờng có hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu. Do đó, những thang đo, biến quan sát nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy Cronbach alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (có Cronbach alpha < 0.60 và hệ số tƣơng quan biến tổng < 0.30) thì sẽ bị loại. Tất cả những biến quan sát, thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ tiếp tục đƣợc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả Cronbach alpha chi tiết đƣợc trình bày trong Phụ lục 3. Kết quả độ tin cậy của các thang đo tính vị chủng tiêu dùng (CET), đánh giá giá trị hàng ngoại nhập (IPJ), cạnh tranh thắng thế (HPC) và cạnh tranh phát triển (PDC), và xu hƣớng

tiêu dùng hàng ngoại (FPI) đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Kết quả cụ thể từng thang đo nhƣ sau:

Thang đo tính vị chủng tiêu dùng (CET) đƣợc đo lƣờng bằng 6 biến quan sát, có Cronbach alpha là 0.818, đạt độ tin cậy cho phép. Các hệ số Cronbach alpha nếu loại biến của các biến quan sát từ CET 1 đến CET 6 đều nhỏ hơn 0.818 (xem bảng 4.2). Ngoài ra, hệ số tƣơng quan biến - tổng của các biến quan sát CET đều cao, thấp nhất là 0.496. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều đƣợc giữ nguyên cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.2. Kết quả Cronbach alpha của thang đo tính vị chủng tiêu dùng

Thang đo CET: Cronbach alpha = 0.818 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến CET 1 21.37 45.069 .496 .806 CET 2 20.74 41.145 .589 .788 CET 3 20.70 41.092 .554 .797 CET 4 20.59 40.283 .648 .774 CET 5 20.05 43.163 .593 .787 CET 6 20.18 43.366 .627 .781

Thang đo đánh giá giá trị hàng ngoại nhập (IPJ) với 4 biến quan sát, có Cronbach alpha là 0.793, đạt yêu cầu. Các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều cao (thấp nhất là 0.548). Các hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.793 (xem bảng 4.3). Do đó, các biến quan sát của thang đo này sẽ đƣợc giữ lại để phân tích EFA và các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.3. Kết quả Cronbach alpha của thang đo đánh giá giá trị hàng ngoại nhập

Thang đo IPJ: Cronbach alpha = 0.793 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến

IPJ 1 12.44 19.216 .641 .723

IPJ 2 12.25 20.212 .548 .769

IPJ 3 12.64 19.947 .602 .743

IPJ 4 12.58 18.221 .625 .731

Thang đo cạnh tranh thắng thế (HPC) đƣợc đo lƣờng bằng 6 biến quan sát, và có hệ số Cronbach alpha là 0.784, đạt mức yêu cầu. Các hệ số tƣơng quan biến - tổng cũng đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.481 (cao hơn mức yêu cầu, hệ số tƣơng quan biến – tổng ≥ 0.3). Ngoài ra, các hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức 0.784 (xem bảng 4.4). Do đó, các biến quan sát của thang đo HPC đều đƣợc giữ lại để phân tích EFA và các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.4. Kết quả Cronbach alpha của thang đo cạnh tranh thắng thế

Thang đo HPC: Cronbach alpha = 0.784 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến HPC 1 19.91 38.456 .544 .750 HPC 2 19.91 38.023 .549 .748 HPC 3 20.11 36.134 .565 .743 HPC 4 20.96 37.168 .481 .765 HPC 5 20.08 35.391 .568 .743 HPC 6 19.35 37.890 .499 .760

Thang đo cạnh tranh phát triển (PDC) với 6 biến quan sát, có Cronbach alpha là 0.819, là hệ số tin cậy cao. Các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều cao, thấp nhất là 0.508 (xem bảng 4.5). Hơn nữa, các hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đều thấp

hơn 0.819. Vì vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo PDC này đều đƣợc giữ lại để phân tích EFA và các phân tích khác kế tiếp.

Bảng 4.5. Kết quả Cronbach alpha của thang đo cạnh tranh phát triển

Thang đo PDC: Cronbach alpha = 0.819 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến PDC 1 26.00 17.807 .659 .774 PDC 2 25.95 18.754 .579 .791 PDC 3 25.99 17.925 .597 .788 PDC 4 26.86 18.515 .594 .788 PDC 5 25.94 19.264 .566 .794 PDC 6 26.25 19.596 .508 .806

Thang đo xu hƣớng tiêu dùng hàng ngoại (FPI) đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát, có Cronbach alpha là 0.821, đạt mức yêu cầu. Các hệ số tƣơng quan biến – tổng đều lớn hơn mức yêu cầu (≥ 0.30), thấp nhất là 0.655. Bên cạnh đó, các hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức Cronbach alpha 0.821 (xem bảng 4.6). Vì vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo FPI đều đƣợc giữ lại và sử dụng cho các phân tích tiếp đó.

Bảng 4.6. Kết quả Cronbach alpha của thang đo xu hƣớng tiêu dùng hàng ngoại ngoại

Thang đo FPI: Cronbach alpha = 0.821 Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến – tổng

Cronbach alpha nếu loại

biến

FPI 1 6.51 8.093 .709 .717

FPI 2 6.49 8.786 .661 .767

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nghiên cứu trường hợp thị trường sữa bột tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)